I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Thể chất suy nhược tức là sự bất ổn định về mặt sinh lý,
cơ thể quá dị ứng với mọi tác động bên ngoài, thể hiện bằng các triệu chứng đặc
trưng như quá xanh xao gầy gò, biếng ăn, mỏi mệt, dễ bị cảm cúm hoặc rất lâu
lành bệnh, dễ bị hen suyễn... Với những trẻ thoạt nhìn thì béo tốt khỏe mạnh,
nhưng cho dù béo cáng cả da thịt mà cơ bắp không phát triển, yếu ớt thì cũng bị
bệnh suy nhược cơ thể.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Mục đích của liệu pháp huyệt đạo là điều chỉnh cơ năng
toàn thân, tăng cường thể lực. Đối với những trẻ bị suy nhược cơ thể thì có biểu
hiện phản ứng tại các huyệt Thân trụ ở lưng hoặc Đại chùy ở cổ, vì thế những
huyệt đạo ấy là trung tâm để trị liệu. Tiến hành day ấn nhẹ lên các huyệt Bách
hội trên đầu, Thận du vùng eo lưng và một số huyệt đạo khác ở lưng và bụng có
thể điều chỉnh tình hình sức khỏe toàn thân. Ấn lên huyệt Phong môn có hiệu quả
ngăn ngừa tình trạng dễ bị cảm cúm.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY
- Tác dụng: Khắc phục chứng suy nhược đối với những trẻ
mà cơ thể quá mẫn cảm.
- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.
- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ thân trẻ,
lòng đầu ngón cái tay kia day ấn nhẹ nhàng lên huyệt Đại chùy. Đa phần các trường
hợp trẻ em suy nhược cơ thể vùng xung quanh huyệt đạo này bị tê cứng vì thế day
ấn lên nó sẽ phát huy hiệu quả trị liệu cao. Châm cứu lên huyệt đạo này cũng rất
hiệu quả.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng cơ thể và thoải
mái tinh thần, tăng cường sinh lực cho trẻ.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một
đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm sấp; người trị liệu ngồi
bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ lên
hai huyệt Thận du của trẻ, có hiệu quả trong việc làm thư giãn sự căng thẳng của
cơ thể, làm thoải mái tinh thần, tăng cường sinh lực cho trẻ.
▼ HUYỆT THÂN TRỤ
- Tác dụng: Làm tăng cường sức khỏe, sự cứng cáp của cơ
thể, khắc phục các loại bệnh.
- Vị trí: Nằm trên Đốc mạch, ngay giữa hai đốt sống ngực
thứ 3 và thứ 4.
- Phương pháp trị liệu:
Để trẻ nằm sấp, dang hai cánh tay; người trị liệu ngồi bên cạnh, hai bàn tay ôm
hai bên lưng, đầu hai ngón tay cái day ấn nhẹ lên huyệt Thân trụ của trẻ. Huyệt
đạo này còn có tên là "Tán khí" vì nó làm tán khai các loại bệnh tật,
giúp cơ thể trẻ em cứng cáp. Khi bấm huyệt không được dùng sức quá mạnh, khi đốt
cứu cũng không được quá nóng