970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi vận động, các cơ bắp bị một lực mạnh đột ngột kéo căng là nguyên nhân gây nên tổn thương các thớ thịt. Bất ngờ gặp chấn thương thớ thịt, người bệnh bị đau đớn dữ dội, chỗ bị thương sưng tấy, xuất huyết nội...

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi vừa bị chấn thương phải tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu, chườm lạnh chỗ bị thương trong vòng 30 phút rồi ngưng, chờ một khoảng thời gian để thân nhiệt người bệnh bình thường trở lại mới được tiếp tục chườm lạnh, nhưng không được quá lạnh. Thực hiện liệu pháp huyệt đạo lên các huyệt Ủy dương, Âm cốc, ngoài ra: nếu chấn thương thớ thịt đùi trước ngay tại khớp xương hông thi ấn tiếp lên huyệt Phục thỏ (Phục thố), nếu chấn thương gần đầu gối thì ấn lên huyệt Lương khâu, nếu chấn thương ở phía đùi trong thì ấn lên huyệt Huyết hải, nếu là ở sau đùi thì ấn lên huyệt Thừa phục và Ân môn. Gần đây các bác sĩ còn dùng phương pháp kích điện (xung mạch) để chữa trị cũng rất hiệu quả. Biện pháp bấm huyệt kết hợp massage, xoa bóp cũng rất hiệu quả, nhưng chưa được áp dụng ngay khi vừa mới bị chấn thương.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THỪA PHÙ

- Tác dụng: Rất có hiệu quả đổi với việc điều trị chấn thương ở vùng đùi sau.

- Vị trí: Nằm ngay chính giữa nếp nhăn ranh giới giữa mông và đùi sau.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai tay đè lên đùi sau, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Thừa phù của người bệnh kết hợp với việc massage từ huyệt đạo này trờở đi, có hiệu quả trị liệu chấn thương thớ thịt đùi sau. Nếu bị chấn thương phía đùi trong thì ấn lên các huyệt Cơ môn, Huyết hài, nếu chân thưong phía đùi ngoài thì ấn lên các huyệt Phục thỏ, Lương khâu... sẽ có hiệu quả.

▼ HUYỆT ÂM CỐC

- Tác dụng: Làm khỏe mạnh đầu gối và đùi.

- Vị trí: Nằm trên nếp nhăn ranh giới giữa cẳng chân và đùi, ở mé trong khuỷu chân về phía ngón chân cái.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về trước, hai bàn tay ôm hai bên khuỷu chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Âm cốc của người bệnh để tăng cường sức lực cho đôi chân đã bị suy yếu không thể đi được vì bị tốn thương thớ thịt. Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi chỗ bị thương đã hết sưng tấy, không còn sốt.

▼ HUYỆT ỦY DƯƠNG

- Tác dụng: Khắc phục triệu căng cơ phía sau đùi.

- Vị trí: Nằm trên nếp nhăn ranh giới giữa cẳng chân và đùi, ở ngoài khuỷu chân về phía ngón chân út.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp,hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên khuỷu chân, đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt ủy dương của người bệnh cũng có hiệu quả khắc phục sự căng thẳng cơ bắp sau đùi do thớ cơ tổn thương gây nên. Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi chỗ bị thương đã hết sưng tấy, sốt.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.