970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Các triệu chứng trướng bụng, sôi bụng, đi kiết hoặc bí đại tiện (táo bón) lặp lại nhiều lần, thỉnh thoảng lại có cơn đau, kèm theo hiện tượng toàn thân mỏi mệt, tinh thần rã rời... nhưng không phải do viêm ruột gây ra mà nguyên nhân là do sự bất bình thường của chức năng thần kinh; vì phần lớn những triệu chứng ấy do tinh thần bị áp lực quá lớn gây nên, vì thế mới gọi là chứng "Dị ứng đường ruột”.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Để làm thư giãn sự căng thẳng của toàn thân, trước hết tiến hành ấn lên các huyệt từ Tâm du trên lưng cho đến Thận du, Đại tràng du ở vùng eo, tiếp đó tiến hành xoa bóp massage dọc theo xương sống từ lưng xuống eo.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do tinh thần bị áp lực quá lớn thì sẽ có triệu chứng nặng đầu, hoa mắt chóng mặt đi kèm, khi ấy, tiến hành ấn lên các huyệt Thiên trụ và Đại chùy sẽ có hiệu quả. Các huyệt Thiên khu, Đại cự trên bụng có tác dụng thúc đẩy các chức năng của hệ thống tiêu hóa, huyệt Hợp cốc trên tay có tác dụng điều chỉnh Đại tràng; Túc tam lý và Tam âm giao điêu chỉnh chức năng của Vị Tràng; để tiêu trừ chứng trướng bụng thì ấn lên huyệt Phục lưu; để tăng cường thể lực thì tiến hành ấn lên huyệt Thái khê sẽ có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng toàn thân, nâng cao chức năng đường ruột.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, sẽ làm thư giãn sự căng thẳng toàn thân, tiếp đó ấn lên các huyệt vùng eo như Đại tràng du, có hiệu quả trong việc nâng cao chức năng đường ruột.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ

- Tác dụng: Là huyệt đạo điều chỉnh chức năng hoạt động của cả hệ tiêu hóa.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn lún lớp mỡ bên trên hai huyệt Đại cự của người bệnh, kết hợp massage, có hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng của cả hệ tiêu hóa. Dùng phương pháp châm cứu các huyệt Thiên khu, Thận du, Đại cự liên tục nhiều lần trong tuần, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN KHU

- Tác dụng: Nâng cao chức năng cơ bụng, điều chỉnh chức năng vận động của hệ tiêu hóa.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, ba ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, ấn lún lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh, kết hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả trong việc nâng cao chức năng cơ bụng, điều chỉnh năng lực hoạt động của hệ tiêu hóa.

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.