I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Khi bị sỏi mật thì có cảm giác đau và trầm uất ở khu vực
từ buồng tim đến mạn sườn bên phải, vì thế khi còn ở mức độ nhẹ sẽ dễ gây nên
chứng viêm loét dạ dày; nhưng khi bệnh nặng thì nảy sinh hiện tượng nôn mửa dữ
dội, hàn lạnh thân thể hoặc toát mồ hôi, phát sốt, còn có thể dẫn đến vàng da.
Những người bị sỏi mật dễ dẫn đến bị viêm túi mật, ngược lại những người bị bệnh
viêm túi mật dễ bị sỏi mật.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để tiêu trừ sỏi mật nhất thiết phải điều trị theo bác sĩ
chuyên khoa, liệu pháp huyệt đạo có tác dụng làm giảm nhẹ sự đau đớn cho người
bệnh. Trước hết ấn lên các huyệt Đảm du, Can du trên lưng để làm giảm sự căng
thẳng, để tăng cường thể lực thì ấn lên huyệt Thận du ở eo lưng. Các huyệt Kỳ
môn, Nhật nguyệt ở vùng bụng là những huyệt đạo trọng yếu ở khu vực túi mật,
các huyệt Cự khuyết, Thiên khu, Đại cự có hiệu quả khắc phục chứng trướng bụng.
Khi bị đau dữ dội thì kích thích lên các huyệt Thủ tam lý, Nội quan ở tay và
Khâu khư, Dương lăng tuyền, Tam âm giao ở chân sẽ có hiệu quả chế ngự.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT NHẬT NGUYỆT
- Tác dụng: Là huyệt đạo trọng yếu để khắc phục chứng
phình túi một và cảm giác đau đớn.
- Vị trí: Hai huyệt nằm đối xứng qua Nhâm mạch và cách
Nhâm mạch chừng hơn 3 đốt ngón tay, cạnh đâu xương sườn ngực thứ 9, sát phía dưới
và hơi lệch bên ngoài huyệt Kỳ môn.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; nguời trị
liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông
người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Nhật nguyệt của
người bệnh, đó là một trong hai huyệt quan trọng (cùng với huyệt Kỳ môn) nằm
trên vùng mật, kết hợp với việc massage từ huyệt Cự khuyết giữa lồng ngực đến
huyệt đạo này, càng hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng phình túi một và
cảm giác đau đớn.
Chú ý : khi trị liệu các huyệt đạo phía ngực cần phải hết sức
thận trọng.
▼ HUYỆT ĐẢM DU (CÒN GỌI LÀ ĐỞM DU)
- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu thúc đẩy sự động của chức
năng mật.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống lưng thứ
10 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay
cái cùng lúc ấn từ nhẹ đến mạnh lên hai huyệt Đảm du của người bệnh trong vòng
từ 3 - 5 giây, lặp lại nhiều lần, kết hợp với việc ấn lên các huyệt Can du, Thận
du theo cách ấy, có kết quả cao trong việc thúc đẩy sự hoạt động của chức năng
mật.
▼ HUYỆT KHÂU KHƯ
- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong trường hợp
cấp cứu, và giải trừ đau đớn khi bệnh sỏi mật phát tác.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài phía chân trước, tại chỗ lõm
phía dưới mắt cá chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu:
Để người bệnh nằm ngoài hai chân thả lỏng (hoặc ngồi thẳng trên ghế, buông lỏng
hai chân); người trị liệu quỳ phía dưới chân hai bàn tay nắm phía dưới gót
chân, đầu hai ngón cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Khâu khư của người bệnh,
có hiệu quả trong việc cấp cứu và khắc phục đau đớn vùng bụng khi chứng sỏi mật
phát tác. Thường xuyên day ấn hoặc châm cứu lên huyệt đạo này có hiệu quả cao
trong việc điều chỉnh chức năng mật.