I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Khu vực gần buồng tim thường cảm thấy đau nhói, nhất là
những khi bụng đói lại càng đau dữ dội, khi có thức ăn đi vào thì lồng ngực
nóng ran hoặc ợ chua; nghiêm trọng hơn có thể nôn ra máu, ngoài ra máu. Một
trong những nguyên nhân gây nên chứng bệnh này là do áp lực thần kinh quá lớn
biến chứng trở thành ác tính.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Việc trị liệu viêm loét nhất thiết phải tuân thủ theo bác
sĩ chuyên khoa, sau đó dùng liệu pháp huyệt đạo để khắc phục những triệu chứng
do viêm loét sinh ra và để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Trước hết để điều chỉnh
các chức năng của dạ dày, tiến hành ấn lên các huyệt Cách du, Hoang du trên
lưng và các huyệt đạo trên bụng sẽ có hiệu quả cao đối với các cơ quan hệ thống
tiêu hóa. Tiếp đó tác động lên các huyệt Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Tam âm
giao, Lệ đoài trên chân. Nội quan ở tay... cũng có hiệu quả điều chỉnh chức
năng Vị Tràng. Để tiêu trừ sự đau đớn thì huyệt Hợp cốc ở tay; ấn lên Thận du
trên lưng có tác dụng thư giãn toàn thân, khắc phục sự căng thẳng.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QỤAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)
- Tác dụng: Nâng cao các chức năng của hệ tiêu hóa.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một
đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay giữa cùng lúc ấn lên
hai huyệt Hoang du của người bệnh, đồng thời ấn huyệt kết hợp massage các huyệt
đạo từ buồng tim đến rốn và vùng xung quanh rốn, để nâng cao các chức năng của
hệ tiêu hóa.
▼ HUYỆT CÁCH DU
- Tác dụng: Khắc phục tình trạng tiết dịch vị quá nhiều tạo
nên viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Vị trí: Hai huyệt nằm phía dưới và bên trong hai xương
bả vai, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 7 chừng 1,5 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên hông người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè hai bên lưng,
đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và day theo một hình tròn nhỏ quanh hai huyệt
Cách du của người bệnh, có hiệu quả điều chỉnh tình trạng tiết dịch vị của dạ
dày. Cũng lần lượt tiến hành biện pháp như thế lần lượt cho đến huyệt Đại tràng
du, có hiệu quả thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan chức năng hệ tiêu hóa.
▼ HUYỆT LỆ ĐOÀI
- Tác dụng: Khắc phục cảm giác nôn nao bứt rứt và buồn
nôn.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài gốc móng ngón chân thứ hai.
- Phương pháp trị liệu: Hai bàn tay người trị liệu đỡ các
ngón chân của người bệnh, hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Lệ
đoài, có hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, chế ngự cảm
giác nôn nao bứt rứt và buồn nôn, hạn chế việc dạ dày tiết dịch vị quá nhiều.