970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

“Đạu bụng” không chỉ do một nguyên nhân là vùng bụng bị đau gây nên, mà các căn bệnh khác trong cơ thể cũng là những nguyên nhân. Co thắt dạ dày là triệu chứng từ buồng tim cho đến hai bên bụng và vùng phía trên rốn đột nhiên đau dữ dội liên tục trong nhiều phút cho đến vài tiếng đồng hồ liền, đau đến phải co gập cả người lại. Bệnh nặng thì còn kèm theo các triệu chứng như: cả người hàn lạnh, toát mồ hôi, nôn oẹ... Nhưng vì các nguyên nhân gây bệnh đau bụng không đơn thuần, nên những lúc thấy có triệu chứng bụng đau đớn dữ dội tức là bệnh rất nguy kịch, cần phải được đưa ngay đến bác sĩ để khám, chữa trị.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Đau dạ dày, đau đường ruột mạn tính, bị áp lực nặng nề (stress), đau thần kinh... cũng là những nguyên nhân làm đau bụng. Chứng đau co thắt dạ dày có thể dùng liệu pháp huyệt đạo để trị liệu rất hiệu quả, đặc biệt là việc tác động lên các huyệt đạo từ Cách du đến Vị du trên lưng, Bất dung, Trung quản trước bụng rất quan trọng. Khi bụng đau dữ dội thì không được tiến hành ấn lên các huyệt ở vùng bụng mà bình tĩnh, từ từ kích thích liên tục lên các huyệt ở trên lưng hoặc Thủ tam lý, Túc tam lý, cho đến khi cơn đau giảm hẳn mới thôi. Huyệt Lương khâu ở chân rất có hiệu quả trị liệu bệnh co thắt dạ dày, huyệt Hợp cốc ở tay rất hiệu quả trong việc chế ngự cảm giác đau đớn.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT BẤT DUNG

- Tác dụng: Chữa trị các triệu chứng đau bụng trên và đau âm ỉ trong dạ dày.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng một ngón tay, nằm phía trước ngực, ngang xương sườn số 8.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên sườn, đầu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Bất dung của người bệnh, có hiệu quả khắc phục các chứng đau bụng và dạ dày đặc biệt là triệu chứng đau bụng trên và đau âm ỉ trong dạ dày.

▼ HUYỆT VỊ DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng của lưng và khắc phục cơn đau dạ dày.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, giãn sự căng thẳng của lưng và khắc phục con đau bụng mà đặc biệt là cơn đau dạ dày. Cũng ấn lên huyệt Tỳ du phía trên nó như thế, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón cái, bên dưới khuỷu tay trong chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm lấy bên ngoài cẳng tay, đầu ngón tay cái gập lại, ấn mạnh lên huyệt Thủ tam lý của người bệnh, có hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày. Thường xuyên day ấn lên huyệt đạo này, sẽ có hiệu quả tích cực.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quà khắc phục mọi triệu chứng cùa bệnh đường tiêu hóa và càm giác nặng bụng.

- Vị tri: Nồm ò mé ngoài xương cổng chân phía dưới đâu gối chừng 3 đót ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân, hai bàn tay ôm hai bắp càng chân, đâu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Túc tam lý cùa người bệnh (hoặc luân phiên hết chân này sang chân kia), có tác dụng đặc biệt khắc phục mọi triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa và cảm giác nặng bụng.

▼ HUYỆT LƯƠNG KHÂU

- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt chế ngự đau đớn của bệnh co thắt dạ dày.

- Vị trí: Nằm phía trên khớp xương đầu gối ngoài chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai cẳng chân hơi co; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm phía dưới khuỷu chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc liên tục ấn hơi mạnh lên hai huyệt Lương khâu của người bệnh, đặc biệt có hiệu qủa tiêu trừ cảm giác đau đớn của bệnh co thắt dạ dày hoặc đau bụng.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng do bệnh co thắt dạ dày gây nên.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chồng lên nhau, mũi ngón tay giữa ấn lên huyệt Trung quản của người bệnh; tăng lực ấn theo nhịp thở ra của người bệnh, kết hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa, khắc phục các triệu chứng của bệnh co thắt dạ dày

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.