970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Phù thũng tức là biểu hiện tình trạng thành phần nước tích tụ nhiều một cách dị thường trong các tổ chức của cơ thể, nhất là các tổ chức dưới da; thực ra thì đối với những người khỏe vẫn có hiện tượng phù thủng nhẹ khi trong người quá mệt mỏi máu huyết lưu thông không được thông suốt. Nếu nguyên nhân là chứng cao huyết áp hoặc đau tim gây nên thì phù thũng xuất hiện tại những phần cuối của thân thể, còn nếu do bệnh đau thận hoặc hệ tiết niệu gây nên thì xuất hiện trên mặt và những phần mềm của cơ thể.

Ngoài phủ thũng, bệnh đau thận còn có các triệu chứng khác như lượng nước tiểu và số lần đi tiểu khác xa so với lúc cơ thể khỏe mạnh, thân thể uể oải mỏi mệt, nhiều lúc còn đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu như lòng trắng trứng (đái A-bu-min).

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi mặt bị phù thũng thì ấn lên huyệt Khúc trì và Hợp cốc trên tay, nếu chân bị phù thi ấn lên huyệt Túc tam lý, Trúc tân, Tam âm giao, Thái khê ở chân. Nếu do huyết áp bất bình thường thì ấn lên các huyệt Bách hội và Thiên trụ trên đầu sẽ có hiệu quả. Để khắc phục các triệu chứng đặc biệt của bệnh đau thận thì lấy các huyệt Thủy phân, Thủy đạo, Trung quản vùng bụng và Thận du, Bàng quang du trên eo lưng làm trung tâm, tiến hành ấn lên các huyệt đạo ấy và các huyệt xung quanh chúng, kết hợp với massage toàn bộ. Nếu có cảm giác ê ẩm mệt mỏi thì day ấn lên huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân sẽ giúp khắc phục được.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: Khắc phục tình trạng toàn thân mỏi mệt của bệnh đau thận.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái day ấn và massage lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, để khắc phục những triệu chứng của bệnh đau thận, làm cho thân thể hết uể oải mệt mỏi.

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng của thân thể và tinh thần, tăng cường sức sống cho cơ thể.

- Vị tri: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái từ từ ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, có hiệu quả trong việc làm thư giãn sự căng thẳng của thân thể và tinh thần, khắc phục cảm giác uể oải mệt mỏi, tăng cường sức sống cho cơ thể.

▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU

- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt quan trọng để chữa trị bệnh hệ tiết niệu, khắc phục chứng đái dát.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Bàng quang du của người bệnh và massage toàn bộ vùng eo, đặc biệt có hiệu quả khắc phục chứng đái dắt và các triệu chứng khác của bệnh đường tiết niệu.

▼ HUYỆT THỦY ĐẠO

- Tác dụng: Thúc đẩy các chức năng điều tiết thải lượng nước dư thừa trong cơ thể.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 4 đốt ngón tay (đối xứng qua huyệt Trung cực)

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, 1 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, mũi tay, hơi hướng về phía rốn, ấn vừa đủ mạnh lõm lên lớp mỡ bụng phía bên trên hai huyệt Thủy đạo người bệnh, là huyệt đạo quan trọng để điều tiết lượng nước trong co thể, thúc đẩy việc thải lượng nước dư thừa trong cơ thể, khắc phục triệu chứng phù thũng.

▼ HUYỆT THỦY PHÂN

- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng có hiệu quả đặc biệt trong việc điều tiết lượng nước trong cơ thể, khắc phục chứng phù thũng của bệnh đau thận.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn hơn một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trưóc, hai tay chống lên nhau, ba ngón tay giữa khép chặt, dùng lực vừa phải ấn thẳng xuống huyệt Thùy phân, là huyệt đạo quan trọng chữa trị bệnh đau thận, khống chế lượng nước trong cơ thể, khắc phục triệu chứng nước quá nhiều gây phù thũng. Dùng liệu pháp châm cứu lên huyệt đạo này cũng có hiệu quả cao.

▼ HUYỆT TRUNG CỰC

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh của hệ tiết niệu và chứng đái dắt.I

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, ở phía dưới rốn chui 4 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chồng lên nhau, ba ngón tay giữa khép chặt, mũi tay hơi hướng về rốn, ấn vừa đủ mạnh, làm lõm lớp mỡ bụng bên trên huyệt Trung cực của người bệnh để khắc phục các triệu chứng của hệ tiết niệu và chứng đái dát.

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.