I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN
NHÂN
Đau vùng thắt lưng có nhiều
loại, có triệu chứng như: thường xuyên có những cảm giác khó chịu, đau nhức âm ỉ
hoặc đột nhiên bùng phát cơn đau dữ dội, lan truyền cả lên lưng và xuống chân.
Những người khỏe mạnh bị đau vùng thắt lưng là do tư thế vận động không đúng,
quá mạnh, hoặc làm việc quá sức; đau vùng thắt lưng cũng thường xảy ra đối với
những người cao tuổi hoặc phụ nữ trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, chứng
đau thần kinh toạ, biến dạng cột sống, đau lưng cấp tính hoặc một số bệnh nội tạng…
cũng là các nguyên nhân gây nên hiện tượng đau vùng thắt lưng.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước hết phải giữ gìn cho
lưng và eo được ấm áp, sau đó dùng đầu ngón tay cái ấn lên các huyệt đạo Tam
tiêu giao, Thận du đến Quan nguyên du, Bàng quang du… để tiêu trừ sự căng thẳng
và vùng eo. Có một số huyệt đạo sẽ gây đau đớn khi tác động lên nó, do đó không
nên day ấn quá mạnh mà chỉ được phép thực hiện chậm rãi nhẹ nhàng mà thôi.
Đau vùng thắt lưng có quan hệ:
với cơ bụng, vì thế cũng cần phải tác động lên các huyệt Trung quản, Thiên khu
kết hợp với massage vùng bụng, để tăng thêm hiệu quả. Triệu chứng đau chân do ảnh
hưởng của bệnh đau vùng thắt lưng thì day ấn lên các huyệt đạo Túc tam lý, Khâu
khư, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Tam âm giao... sẽ rất hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG
LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT TAM TIÊU DU
- Tác dụng: Khắc phục sự lan
truyền triệu chứng tê dại từ eo lên lưng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
qua và cách đốt sống thứ nhất của eo lưng chừng 2 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên eo, đầu
hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tam tiêu du của người bệnh, có hiệu
quả tiêu trừ cảm giác nhức mỏi, đau đớn và tê dại từ eo lên đến lưng. Kết hợp với
việc massage tỉ mỉ dọc theo cột sống từ huyệt đạo này đến huyệt Bàng quang du,
hiệu quả càng cao.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo trọng
chủ yếu để khắc phục cảm giác nhức mỏi eo
lưng và tăng cường thể lực.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm hai
bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh,
có hiệu quả tiêu trừ cảm giác nhức mỏi eo lưng và tăng cường thể lực. Cần lưu ý là phái giữ ấm vùng eo và
lưng, khi đau đớn dữ dội thì không nên day ấn huyệt quá mạnh. Với huyệt Chí thất
cũng thực hiện tương tự.
▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN DU
- Tác dụng: Khắc phục triệu
chứng đau nhức hoặc tê bại vùng eo và nửa thân dưới.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
qua và cách đốt sống eo lưng dưới cùng (đốt sống eo thứ 5) chừng 2 đốt ngón
tay, ngay chính giữa hai huyệt Đại tràng du và Tiểu tràng du.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu
hai ngón tay cái cùng lúc day ấn nhẹ nhàng lên hai huyệt Quan nguyên du của người
bệnh, sẽ tiêu trừ cảm giác nhức mỏi, đau đớn, tê bại vùng eo và nửa thân dưới.
▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU
- Tác dụng: Thúc đầy máu huyết
vùng eo lưu thông tuần hoàn, khắc phục chứng đau eo lưng do hàn lạnh gây nên.
- Vị tri: Hai huyệt nằm phía
trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và các Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay.
-Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay
ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Bàng quang
du của người bệnh để kích thích máu huyết vùng eo lưu thông tuần hoàn, khắc phục
triệu chứng đau nhức vùng eo do bị hàn lạnh gây nên
▼ HUYỆT THIÊN KHU (CÒN GỌI
LÀ THIÊN XU)
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt
động của chức năng bụng điều chỉnh tư thế không bình thường do đau vùng eo tạo
nên.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
qua rốn và cách rốn chỉ hai đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt
ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm ngửa, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, ba ngón
tay giữa của hai bàn tay khép chặt, dùng mũi ngón giữa cùng lúc ấn lõm lớp mỡ bụng
bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh kết hợp với việc massage xung quanh
rốn, càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Tiêu trừ căng thẳng
cơ vùng trước bụng.
- Vị trí: Nằm trên đường
Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu:
Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, hai bàn tay chồng lên nhau,
dùng mũi ngón tay giữa nhẹ nhàng ấn lên huyệt Trung quản của người bệnh, làm
tiêu trừ sự căng thẳng cơ bắp vùng bụng do đau eo lưng gây nên. Kết hợp với việc
massage xung quanh rốn, càng thêm hiệu quả.