970x90

I. TRIỆU CHÚNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Vì thành phần nước trong phân gia tăng làm cho phân bị lỏng hóa thành đi kiết, đa phần là kiết lỵ mạn tính. Ngoài nguyên nhân chức năng ruột suy yếu hoặc niêm mạc ruột bị sự cố thường thì còn do ruột non vận động quá nhanh làm cho thức ăn đi qua ruột quá nhanh, thành phần nước trong đó không được thành ruột hấp thu, dẫn đến bị kiết. Tinh thần bị áp lực quá lớn cũng có khả năng gây nên bệnh kiết lỵ. Kiết lỵ cấp tính làm cho đau bụng dữ dội hoặc phát sốt, nôn mửa. Cũng có khi cảm cúm nặng là nguyên nhân phát sinh bệnh kiết, do đó cần phải tuân thủ sự chẩn trị của bác sĩ chuyên môn.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết tiến hành tác động lên các huyệt Đại chùy trên cổ, Đại tràng du giữa lưng và eo để điều chỉnh sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Đối với các huyệt Trung quản, Đại cự ở vùng bụng không nên bấm huyệt mạnh mà nên massage. Các huyệt Khúc trì, Tam âm giao trên tay, chân là những huyệt đạo nâng cao chức năng hệ tiêu hóa cũng cần được tác động đến, tiến hành thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Hàng ngày cần kiên trì tiến hành liệu pháp huyệt đạo nhiều lần để chữa trị và phòng ngừa bị kiết lỵ. Thực hiện châm cứu lên các huyệt đạo ấy, cũng có hiệu quả cao. Vì thời gian trị liệu lâu dài sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi cho cơ thể, do đó cần ấn lên một số huyệt đạo trên mặt để đem lại sự dễ chịu.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY

- Tác dụng: Khắc phục cảm giác đau đớn của người bị kiết lỵ do dị ứng.

- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu giữ lưng người bệnh, đầu ngón cái day ấn kỹ lưỡng lên huyệt Đại chùy sẽ khắc phục được cảm giác đau đớn vùng xung quanh huyệt đạo này của người bị kiết lỵ do có thể bị dị ứng gây nên.

▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU

- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt như Tiểu tràng du trong việc thúc đẩy sự hoạt động chức năng đường ruột.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ tư, phía trên đầu xương chậu.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái phối hợp theo nhịp thở của người bệnh, ấn lên hai huyệt Đại tràng du. Huyệt đạo này cùng với huyệt Tiểu tràng du có hiệu quả đặc biệt trong việc thúc đẩy sự hoạt động các chức năng của đường ruột, chế ngự các triệu chứng sôi bụng, khó chịu ở đường ruột do kiết lỵ gây nên.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Điều chỉnh sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chồng lên nhau, mũi tay hơi hướng về phía lồng ngực, ấn nhẹ lên huyệt Trung quản theo nhịp thở của người bệnh (thở ra tăng lực, hít vào giảm lực), lặp lại nhiều lần rồi sang massage vùng bụng, rất có hiệu quả trong trị liệu.

▼ HUYỆT KHÚC TRÌ

- Tác dụng: Điều chỉnh cơ năng đại tràng.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái gập lại ấn mạnh lên huyệt Khúc trì là huyệt đạo chủ yếu điều chỉnh cơ năng đại tràng, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động chức năng hệ tiêu hóa. Cũng tiến hành cách bấm huyệt như thế lên huyệt Thủ tam lý để tăng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng hàn lạnh cơ thể và tiêu trừ các triệu chứng không bình thưòng của chứng đau bụng dưới.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra, thả lỏng; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay nắm hai cổ chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Tam âm giao của người bệnh. Khi thân thể bị hàn lạnh dễ dẫn đến bị kiết lỵ; kích thích lên huyệt đạo này làm cho thân thể ấm lại, tiêu trừ các triệu chứng khó chịu do đau bụng dưới gây nên. Tác động lên huyệt Túc tam lý cũng sẽ đạt được hiệu quả tương tự.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ

- Tác dụng: Nâng cao sự hoạt động của cơ bụng, khắc phục các triệu chứng của bệnh mạn tính đường tiêu hóa.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn hơi mạnh lún vào lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Đại cự của người bệnh, kết hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả trong việc nâng cao sự hoạt động của cơ bụng, khắc phục các triệu chứng không bình thường của bệnh mạn tính đường tiêu hóa.

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.