I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Đối với những người khỏe mạnh, sau khi ăn no, nhất là khi
ăn quá nhiều thì dạ dày sẽ bị căng phồng rất khó chịu. Khi dạ dày không khoẻ
thì ruột bị sẽ bị tích hơi và làm cho bụng dưới căng ra (trướng bụng) hoặc
trong bụng có tiếng lục bục (sôi bụng); ngoài ra, khi bị bí đại tiện hoặc phụ nữ
bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh cũng làm cho bụng dưới căng ra. Nếu vì
các nguyên nhân như ăn nhiều mà bụng dưới căng to một cách khác thường thì phải
đặc biệt lưu ý vì rất có thể do một căn bệnh nào đó đã làm cho khoang bụng bị
tích nước, căng lên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Nếu tình trạng trướng bụng không quá nghiêm trọng thì trị
liệu bằng liệu pháp huyệt đạo rất hiệu quả. Trước hết, dùng lòng đầu ngón tay
cái từ từ lần lượt ấn lên các huyệt theo thứ tự từ Đại tràng du trên lưng cho đến
các huyệt đạo vùng eo để tiêu trừ sự căng thẳng vùng lưng; tiếp đó tiến hành ấn
và massage lên các huyệt Trung quản, Đại cự, Quan nguyên. Huyệt Tam âm giao ở
chân cũng cần được day ấn đặc biệt chu đáo. Khi trị liệu các huyệt đạo vùng trước
bụng cần thực hiện một cách thận trọng và chính xác, không được dùng sức quá mạnh.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng
cơ quan tiêu hóa.
-Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa
khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, phối hợp với
nhịp thở của người bệnh, từ từ ấn hơi mạnh lên huyệt Trung quản, kết hợp với massage
vùng bụng, rất hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng của cơ quan tiêu hóa.
▼ HUYỆT ĐẠI CỰ
- Tác dụng: Thúc đẩy hoạt động của cơ bụng, trị liệu bệnh
mạn tính của hệ tiêu hóa.
-Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2
đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng
2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).
-Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón
tay cái cùng lúc ấn lún vào lớp mỡ bên trên hai huyệt Đại cự của người bệnh, kết
hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả nâng cao chức năng cơ bụng, chữa trị bệnh
mạn tính của hệ tiêu hóa.
▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN
- Tác dụng: Tiêu trừ chứng trướng bụng do bệnh mạn tính của
hệ tiêu hóa gây nên.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 3
đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, ấn mũi tay
lún vào lớp mỡ bên trên huyệt Quan nguyên của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ
chứng trướng bụng do bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa gây nên. Kết hợp massage
theo hình số 8 xung quanh huyệt Trung quản, cảng phát huy tác dụng.
▼ HUYỆT TỲ DU
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng Vĩ Tràng
giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ
11 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón
tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tỳ du của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy sự
hoạt động của chức năng Vị Tràng, dạ dày tiết dịch vị đầy đủ giúp cho hệ tiêu
hóa hoạt động tốt. Cũng dùng cách ấy ấn tiếp lên hai huyệt Vị du phía dưới nó để
tăng cường hiệu quả.
▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO
- Tác dụng: Đặc biệt có hiệu quả khắc phục chứng trướng bụng
của phụ nữ do bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh.
- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt
cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân
hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, chốm về trước, hai
bàn tay nắm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Tam âm
giao của người bệnh, có hiệu quả đặc biệt tiêu trừ chứng trướng bụng của phụ nữ
do bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh. Liệu pháp châm cứu lên huyệt đạo này
cũng rất hiệu quả.
▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của ruột để khắc phục
triệu chứng sôi bụng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chứng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ 4 phía trên đầu xương chậu.
- Phương pháp trị liệu:
Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn
tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại tràng
du của người bệnh, kích thích sự hoạt động của chức năng ruột, tiêu trừ chứng
bí đại tiện và ích bụng, sôi bụng