970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Nhân tri phần lớn là những u, bướu do mạch máu vùng xung quanh hậu môn tổn thương sinh ra, nó tách rời ra phía ngoài cửa hậu môn; và trĩ bị lở loét chính là những vết thương do vùng xung quanh hậu môn bị viêm nhiễm mưng mủ. Nguyên nhân sinh ra triệu chứng này do phân quá cứng làm cho các mạch máu xung quanh hậu môn bị nghẽn máu không lưu thông được, mạch máu bị rách, hậu môn bị rách, chảy máu, đau đớn. Còn có trường hợp đi cầu, do dùng sức quá mạnh để thải phân ra (rặn quá mạnh) trực tràng sát hậu môn bị lộn hẳn ra phía ngoài hậu môn, tức là trực tràng thoát xuất.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Bệnh nặng thì nhất thiết phải điều trị theo bác sĩ chuyên khoa. Tác dụng chủ yếu của liệu pháp huyệt đạo là thúc đẩy máu huyết vùng xung quanh hậu môn lưu thông tuần hoàn, điều chỉnh chức năng cơ quan tiêu hóa, để làm cho việc thải phân được dễ dàng. Trước hết lấy các huyệt Bách hội trên đầu, Đại chùy ở cổ làm xuất phát điểm tiến hành trị liệu, tiếp đến là các huyệt ở trên lưng và eo, đặc biệt là thực hiện bấm huyệt một cách hết sức kỹ lưỡng đối với các huyệt gần với vùng bị thương như Hội dương, Trường cường. Khi vùng eo và chân bị hàn lạnh sẽ làm cho tình trạng của trĩ ở hậu môn trở thành ác tính, do đó phải tiến hành ấn lên các huyệt Tam tiêu du, Thận du ở eo lưng, Tam âm giao, Thái khê ở chân để khắc phục. Để điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa, tiến hành ấn huyệt Thiên khu, Túc tam lý và massage vùng bụng sẽ có hiệu quả; ấn lên huyệt Khổng tối trên cánh tay sẽ có hiệu quả chế ngự cơn đau.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT BÁCH HỘI

- Tác dụng: Là huyệt đạo để trị liệu bệnh trí rất hiệu quả.

- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu, ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày ra sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi thẳng; người trị liệu đứng phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái cùng ấn thẳng xuống huyệt Bách hội của người bệnh, kết hợp với ấn huyệt Trường cưởng ở dưới mông có hiệu quả đặc biệt trong trị liệu bệnh trĩ. Châm cứu lên huyệt Bách hội cũng rất hiệu quả.

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY

- Tác dụng: Tiêu trừ việc sưng tấy viêm mù xung quanh hậu môn do bệnh trĩ và kiết lỵ gây nên.

- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu giữ lưng người bệnh, đầu ngón cái của tay kia day ấn hơi mạnh lên huyệt Đại chùy của người bệnh. Kiên trì thực hiện liên tục liệu pháp này sẽ tiêu trừ được các vết sưng, mủ vùng xung quanh hậu môn.

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Làm thư giãn vùng eo lưng, nâng cao sự tuần hoàn cùa máu huyết vùng hậu môn.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Thận du của người bệnh, lần lượt từ huyệt Tam tiêu du cho đến Thận du, làm thư giãn toàn thân, thúc đẩy máu huyết xung quanh hậu môn lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ hàn lạnh, chế ngự các triệu chứng của bệnh trĩ.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: có tác dụng điều chỉnh cơ năng hệ tiêu hóa, giúp bài tiết phân dễ dàng, khắc phục các nguy cơ gây bệnh hậu môn.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, bàn tay ôm bắp cẳng chân, đầu ngón tay cái day ấn mạnh lên huyệt Túc tam lý của người bệnh, từ chân này qua chân kia, có tác dụng điều chỉnh cơ năng hệ tiêu hóa, giúp bài tiết phân được dễ dàng, khắc phục các nguy cơ gây bệnh đối với hậu môn. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, day ấn lên huyệt đạo này để tự chữa trị.

▼ HUYỆT TRƯỜNG CƯỜNG

- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt quan trọng trong việc trị liệu bệnh trĩ.

- Vị trí: Nằm hơi cao hơn hậu môn về phía sau lưng, ngay đầu mút phía dưới đốt xương cụt thứ nhất từ dưới lên.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên huyệt Trường cường của người bệnh từ 3 - 5 giây, lặp lại như thế 4 - 5 lần. Sau khi kích thích lên huyệt Bách hội, tiến hành tác động như thế lên huyệt Trường cưừng, có hiệu quả rất cao trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh trĩ.

▼ HUYỆT HỘI DƯƠNG

- Tác dụng: Lá huyệt đạo quan trọng, thúc đẩy máu huyết xung quanh hậu môn lưu thông tuần hoàn, có hiệu qủa trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh trĩ.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt xương cụt ít nhất từ dưới lên chừng một đốt ngón tay, hơi cao hơn huyệt Trường cưởng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè hai bên mông, đầu hai ngón tay cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Hội dương của người bệnh từ 3 - 5 giây, lặp lại như thế 4 - 5 lần, đặc biệt có hiệu quả trong việc thúc đẩy máu huyết quanh hậu môn lưu thông tuần hoàn và khắc phục các triệu chứng của bệnh trĩ. 

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.