I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Triệu chứng thường xuyên sôi bụng, có khuynh hướng bị kiết
được gọi là viêm ruột mạn tính. Trường hợp mỗi khi sôi bụng là muốn đi ngoài,
đi ngoài nhiều lần, phân lỏng... là do viêm tiểu tràng (ruột non); ngược lại,
dù rất buồn đại tiện, đi nhiều lần, nhưng phân lại không ra, rất có khả năng là
do viêm đại tràng.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Điều chỉnh chức năng đường ruột, từ từ day ấn lần lượt
lên các huyệt Đại tràng du nói đến Tiểu tràng du ở eo lưng, sẽ có hiệu quả. Đồng
thời để điều chỉnh chức năng đường ruột và của cả hệ thống tiêu hóa, tiến hành ấn
các huyệt Thiên khu, Đại cự, Quan nguyên ở vùng bụng và tỉ mỉ massage vùng
quanh rốn theo một hình tròn lớn. Nhằm thúc đẩy sự hoạt động của hệ tiêu hóa khắc
phục triệu chứng tay chân hàn lạnh do bị đi kiết, tiến hành kích thích lên các
huyệt đạo Thủ tam lý, Túc tam lý, Tam âm giao… sẽ có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt thúc đẩy chức
năng đường ruột, khắc phục các triệu chứng của đau bụng dưới.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ tư, phía trên đầu xương chậu.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu
hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Đại tràng du của người bệnh,
có hiệu quả đặc biệt thúc đẩy các chức năng đường ruột, khắc phục các hiện tượng
sôi bụng, khó chịu vùng bụng dưới.
▼ HUYỆT TIỂU TRÀNG DU
- Tác dụng: Thúc đẩy chức năng đường ruột, khắc phục hiện
tượng khó chịu do sôi bụng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, bên dưới đầu xương chậu chừng một đốt ngón tay (dưới huyệt
Đại tràng du chừng 5 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai tay ôm hai bên hông, đầu
hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tiểu tràng du rồi đến Đại tràng du của
người bệnh; có hiệu quả cải thiện chức năng đường ruột, khắc phục hiện tượng
khó chịu do sôi bụng. Kết hợp với việc massagetoàn bộ vùng lưng cho đến vùng
eo, hiệu quả càng cao.
▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN
- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng của bệnh đường ruột
mạn tính.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 3
đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên gối, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, mũi tay
hơi hướng về phía rốn, ấn vừa đủ mạnh, làm lõm lớp mỡ bụng bên trên huyệt Quan nguyên
của người bệnh, kết hợp day ấn với massage nhẹ nhàng vùng xung quanh rốn, rất
có hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh đường ruột mạn tính.