I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Số lần đi đại tiện và lượng phân bài tiết ra quá ít so với
những lúc bình thường là chứng bí đại tiện (táo bón). Triệu chứng của nó bao gồm:
trướng bụng, bụng dưới gồ lên, cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Khi bệnh nặng, rất
đau đầu, toàn thân uể oải mỏi mệt, nhạt miệng biếng ăn, lo lắng bồn chồn, phân
bị vón cứng, đại tiện không ra được, làm cho hậu môn bị tổn thương. Bí đại tiện
mạn tính (táo bón thường xuyên) không chỉ do cơ năng của ruột suy yếu mà còn có
cả nguyên nhân do tinh thần quá căng thẳng, mệt mỏi gây nên.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu phải tuân thủ các
phương pháp làm thư giản cơ bụng mà cẩn trọng thực hiện. Trước hết, nhẹ nhàng
xoa bóp, massage xung quanh rốn theo một đường tròn cho đến khi cơ bụng hoàn
toàn thư giãn mới được phép tiến hành day ấn lên các huyệt Trung quản, Thiên
khu trên bụng. Tiếp đó ấn lên các huyệt Đại tràng du, Tiểu tràng du trên lưng
và các huyệt đạo trên vùng eo, rồi lại lần lượt ấn tiếp lên các huyệt trên tay
chân như Thần môn, Tức tam lý. Đặc biệt, những huyệt đạo nào mà khi động đến cảm
thấy đau đớn hoặc quá cứng thì cần day ấn tỉ mỉ cho đến khi trở lại trạng thái
bình thường. Hàng ngày kiên trì day ấn liên tục lên các huyệt kể trên và
massage vùng bụng sẽ có hiệu quả trong việc phòng ngừa và trị liệu bệnh táo
bón.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT THIÊN KHU
- Tác dụng: Giúp cho việc bài tiết phân được dễ dàng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xưng qua rốn và cách rốn chừng 2
đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du
một đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt,
dùng sức vừa phải ấn lún lên lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Thiên khu của người
bệnh, kết hợp với massage theo hình tròn xung quanh rốn càng hiệu quả, giúp cho
việc bài tiết phân được dễ dàng. Cũng dùng phương pháp ấy đối với huyệt Đại cự,
sẽ có hiệu quá tương tự.
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Điều chỉnh cơ quan hệ tiêu hóa, giúp việc bài
tiết phân được dễ dàng.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa
khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, phối hợp với
nhịp thở của người bệnh, nhẹ nhàng ấn lên huyệt Trung quản, rồi massage vùng bụng
của người bệnh để điều chỉnh cơ năng hệ tiêu hóa giúp cho việc bài tiết phân được
dễ dàng.
▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc thúc đẩy sự
hoạt động chức năng đường ruột, giúp việc bài tiết được dễ dàng.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ tư, phía trên đầu xương chậu.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai
ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại tràng du theo nhịp thở của người bệnh
(thở ra tăng lực, hít vào giảm lực), cùng với huyệt Tiểu tràng du, có hiệu quả
đặc biệt trong việc thúc đẩy sự hoạt động của chức năng đường ruột, giúp bài tiết
được dễ dàng.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng hệ tiêu
hóa.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối
chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ phía dưới chân, bàn tay ôm bắp cẳng chân người bệnh, đầu ngón tay cái ấn
lên huyệt Túc tam lý của người bệnh, có hiệu quả trong việc thúc đẩy sự hoạt động
của chức năng hệ tiêu hóa và giúp cho bài tiết thuận tiện. Người bệnh có thể ngồi
trên ghế tự mình day ấn lên huyệt đạo này để tự chữa trị.
▼ HUYỆT THẦN MÔN
- Tác dụng: Chữa trị bệnh bí đại tiện.
- Vị trí: Nằm trên cẳng tay ngay tại khớp cổ tay trong,
phía gốc ngón tay út.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cổ tay
ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Thần môn, rất hiệu
quả trong việc chữa trị bệnh táo bón. Dùng phương pháp châm cứu có thể chữa trị
được chứng táo bón nghiêm trọng.
▼ HUYỆT TIỂU TRÀNG DU
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu bệnh
bí đại tiện.
- Vị tri: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch
chừng 2 đốt ngón tay, bên dưới đầu xương chậu chừng một đốt ngón tay (dưới huyệt
Đại tràng du chừng 2,5 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai
ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tiểu tràng du theo nhịp thở của người bệnh,
sau đó massage nhẹ nhàng quanh bụng, có hiệu quả trong việc thúc đẩy cơ năng đường
ruột, chữa trị bệnh táo bón, có tác dụng như huyệt Đại tràng du.
CHỮA TRỊ TÁO BÓN TẠI NHÀ
Trước hết cần phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt và
vận động cơ thể với một mức độ thích hợp; thường xuyên xoa bóp, massage và day ấn
các huyệt đạo có liên quan ở eo và bụng là những phương pháp chữa trị rất hiệu
quả. Hằng đêm, trước khi đi ngủ, nằm ngửa trên giường, xoa bóp kỹ lưỡng vùng bụng,
sáng hôm sau, khi đi cầu sẽ thấy kết quả. Người bị bệnh này nên sử dụng hố xí bệt,
vừa bài tiết, vùa xoa bóp vùng bụng hoặc ấn lên các huyệt phía sau eo lưng để
bài tiẽt phân được dễ dàng. Người bị bệnh táo bón khi cảm thấy mắc đi cầu thì
nên đi ngay, đừng nín nhịn. Hàng ngày quy định thài gian đi cầu cố định đế trở
thành một thói quen, đó cũng là một cách giúp cho việc bài tiết được dễ dàng.