I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi vận động, các cơ bắp bị một lực mạnh đột ngột kéo căng là nguyên nhân gây nên tổn thương các thớ thịt. Bất ngờ gặp chấn thương thớ thịt, người bệnh bị đau đớn dữ dội, chỗ bị thương sưng tấy, xuất huyết nội...

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi vừa bị chấn thương phải tiến hành ngay các biện pháp cấp cứu, chườm lạnh chỗ bị thương trong vòng 30 phút rồi ngưng, chờ một khoảng thời gian để thân nhiệt người bệnh bình thường trở lại mới được tiếp tục chườm lạnh, nhưng không được quá lạnh. Thực hiện liệu pháp huyệt đạo lên các huyệt Ủy dương, Âm cốc, ngoài ra: nếu chấn thương thớ thịt đùi trước ngay tại khớp xương hông thi ấn tiếp lên huyệt Phục thỏ (Phục thố), nếu chấn thương gần đầu gối thì ấn lên huyệt Lương khâu, nếu chấn thương ở phía đùi trong thì ấn lên huyệt Huyết hải, nếu là ở sau đùi thì ấn lên huyệt Thừa phục và Ân môn. Gần đây các bác sĩ còn dùng phương pháp kích điện (xung mạch) để chữa trị cũng rất hiệu quả. Biện pháp bấm huyệt kết hợp massage, xoa bóp cũng rất hiệu quả, nhưng chưa được áp dụng ngay khi vừa mới bị chấn thương.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THỪA PHÙ

- Tác dụng: Rất có hiệu quả đổi với việc điều trị chấn thương ở vùng đùi sau.

- Vị trí: Nằm ngay chính giữa nếp nhăn ranh giới giữa mông và đùi sau.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai tay đè lên đùi sau, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Thừa phù của người bệnh kết hợp với việc massage từ huyệt đạo này trờở đi, có hiệu quả trị liệu chấn thương thớ thịt đùi sau. Nếu bị chấn thương phía đùi trong thì ấn lên các huyệt Cơ môn, Huyết hài, nếu chân thưong phía đùi ngoài thì ấn lên các huyệt Phục thỏ, Lương khâu... sẽ có hiệu quả.

▼ HUYỆT ÂM CỐC

- Tác dụng: Làm khỏe mạnh đầu gối và đùi.

- Vị trí: Nằm trên nếp nhăn ranh giới giữa cẳng chân và đùi, ở mé trong khuỷu chân về phía ngón chân cái.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về trước, hai bàn tay ôm hai bên khuỷu chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Âm cốc của người bệnh để tăng cường sức lực cho đôi chân đã bị suy yếu không thể đi được vì bị tốn thương thớ thịt. Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi chỗ bị thương đã hết sưng tấy, không còn sốt.

▼ HUYỆT ỦY DƯƠNG

- Tác dụng: Khắc phục triệu căng cơ phía sau đùi.

- Vị trí: Nằm trên nếp nhăn ranh giới giữa cẳng chân và đùi, ở ngoài khuỷu chân về phía ngón chân út.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp,hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên khuỷu chân, đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt ủy dương của người bệnh cũng có hiệu quả khắc phục sự căng thẳng cơ bắp sau đùi do thớ cơ tổn thương gây nên. Biện pháp này chỉ được thực hiện sau khi chỗ bị thương đã hết sưng tấy, sốt.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Bắp cẳng chân đột nhiên bị co gân, dân gian gọi là “Chuột rút", làm cho người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, cơ bắp co thắt lại, cứng đờ. Nguyên nhân gây nên triệu chứng này là do nằm, ngồi một tư thế quá lâu bỗng đột ngột đứng lên, bị hàn lạnh đột ngột hoặc do bơi lội, vận động quá sức, làm cho cơ bắp quá mệt mỏi...

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi gặp triệu chứng nhẹ, thì một tay người trị liệu giữ chặt chân không bị co gân xuống sàn nhà, còn tay kia thì nắm gốc ngón chân cái trên chân bị đau của người bệnh, nhẹ nhàng lay động qua lại nhiều lần đợi cho cơn đau nhức, dùng cách ấy tác động lên gân cổ chân của chân bị co gân. Sau đó ấn lên các huyệt Dũng tuyền hoặc Thái khê, Âm lăng, Túc tam lý bấm lên các huyệt đạo ở vùng eo lưng như Bàng quang du là nơi tập trung các dây thần kinh liên hệ đến chân, rất có hiệu quả. Đến khi chứng co giật đã giảm hẳn, ấn lên các huyệt Ân môn, Ủy trung, Thừa cân, Thừa sơn... Những người hay bị chuột rút thì hàng ngày tự ấn huyệt trị liệu hoặc châm cứu sẽ có hiệu quả rất tốt.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU

- Tác dụng: Chế ngự sự co giật của thần kinh tọa, giúp cho việc trị liệu chuột rút bắp chân.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Bàng quang du của người bệnh, là huyệt đạo nằm trên đường đi của thần kinh tọa, nên có quan hệ đối với sự co giật của chân và eo lưng, có hiệu quả khắc phục chứng bắp chân bị chuột rút.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: Ngăn ngừa triệu chứng co gân bắp chân.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu cầm bắp chân người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Túc tam lý; kết hợp với việc hăgng ngày ấn lên các huyệt Thừa cân, Thừa sơn sẽ có hiệu quả ngăn ngừa chứng co gân bắp chân (chuột rút) của người thường hay bị bệnh này. Châm cứu cũng rất hiệu quả.

▼ HUYỆT THỪA CÂN

- Tác dụng: Khắc phục chứng co gân bắp chân.

- Vị trí: Nằm ngay điểm giữa đường thẳng nối từ gót chân lên giữa khuỷu chân phía sau đầu gối.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ dưới chân người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay cầm hai bên bắp chân, đầu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Thừa cân của người bệnh, có hiệu quả khắc phục chứng co gân bắp chân (chuột rút). Liệu pháp này chỉ được thực hiện khi triệu chứng co gân bắp chân đã giảm nhẹ. Khi cơn đau chưa dứt, chỉ cho phép dùng liệu pháp massage.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Thân thể chỉ hơi vận động thì vùng thắt lưng đã đau nhói hoặc tê dại, đó là do cột sống vùng thắt lưng bị biến dạng. Có triệu chứng ấy là vì thần kinh tủy sống chạy trong các đốt xương cột sống, khi gặp các đốt xương bị lão hóa bỗng có xu hướng thoát ra ngoài, làm cho điểm tiếp xúc các đốt sống tại đó phải gồ lên theo. Vì vậy triệu chứng biến dạng xương sống (còng lưng) thường hay phát sinh ở những người cao tuổi.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Tuy liệu pháp huyệt đạo không thể chữa được chứng biến dạng cột sống lưng, nhưng có thể làm dịu cảm giác đau nhức, tê dại, giúp cho sinh hoạt thường ngày được thuận lợi. Trước tiên dùng khăn ấm xoa lau lên lưng để làm thư giãn sự căng thẳng, tiếp đó tỉ mỉ tiến hành ấn lên các huyệt từ Thứ liêu đến Ân môn, Thừa sơn trên eo lưng đồng thời ấn thêm lên huyệt Tam âm giao trên chân. Biến dạng cột sống lưng cũng làm cho cơ bụng suy nhược, tư thế thân thể không tốt làm cho vùng eo lưng đau nhức, vì thế cần ấn lên các huyệt Hoang du (Dục du), Đại cự, Quan nguyên... để giúp cho cơ bụng khỏe mạnh.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THỨ LIÊU

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh của eo lưng.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên lỗ sau xương cùng thứ 2 ở dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một đốt ngón tay.

-Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Thứ liêu của người bệnh, có hiệu quả làm thư giãn sự căng thẳng vùng eo lưng. Chú ý khi thực hiện liệu pháp huyệt đạo đối với các bệnh vùng eo lưng không nên dùng sức quá mạnh.

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng hàn lạnh và đau nhức từ eo lưng xuống chân.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay nắm hai cổ chân, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Tam âm giao, rồi ấn tiếp lên huyệt Âm lăng tuyền, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT ÂN MÔN

- Tác dụng: Làm giảm sự đau nhức và tê dại vùng lưng.

- Vị trí: Nằm phía dưới điểm trung tâm của mặt sau đùi gần một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ giữa hai cẳng chân người bệnh, hai bàn tay nắm hai bên đùi, đầu hai ngón tay cái cùng lúc từ từ ấn mạnh lên huyệt Ân môn và giữ như thế trong 3-4 giây rồi từ từ giảm dần, lặp lại như thế 3-4 lần hiệu quả trị liệu. Cũng tiến hành liệu pháp như thế đối với các huyệt đạo nằm sau đùi và trên mông

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Đau vùng thắt lưng có nhiều loại, có triệu chứng như: thường xuyên có những cảm giác khó chịu, đau nhức âm ỉ hoặc đột nhiên bùng phát cơn đau dữ dội, lan truyền cả lên lưng và xuống chân. Những người khỏe mạnh bị đau vùng thắt lưng là do tư thế vận động không đúng, quá mạnh, hoặc làm việc quá sức; đau vùng thắt lưng cũng thường xảy ra đối với những người cao tuổi hoặc phụ nữ trong những ngày hành kinh. Ngoài ra, chứng đau thần kinh toạ, biến dạng cột sống, đau lưng cấp tính hoặc một số bệnh nội tạng… cũng là các nguyên nhân gây nên hiện tượng đau vùng thắt lưng.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết phải giữ gìn cho lưng và eo được ấm áp, sau đó dùng đầu ngón tay cái ấn lên các huyệt đạo Tam tiêu giao, Thận du đến Quan nguyên du, Bàng quang du… để tiêu trừ sự căng thẳng và vùng eo. Có một số huyệt đạo sẽ gây đau đớn khi tác động lên nó, do đó không nên day ấn quá mạnh mà chỉ được phép thực hiện chậm rãi nhẹ nhàng mà thôi.

Đau vùng thắt lưng có quan hệ: với cơ bụng, vì thế cũng cần phải tác động lên các huyệt Trung quản, Thiên khu kết hợp với massage vùng bụng, để tăng thêm hiệu quả. Triệu chứng đau chân do ảnh hưởng của bệnh đau vùng thắt lưng thì day ấn lên các huyệt đạo Túc tam lý, Khâu khư, Huyết hải, Âm lăng tuyền, Tam âm giao... sẽ rất hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TAM TIÊU DU

- Tác dụng: Khắc phục sự lan truyền triệu chứng tê dại từ eo lên lưng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ nhất của eo lưng chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên eo, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tam tiêu du của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác nhức mỏi, đau đớn và tê dại từ eo lên đến lưng. Kết hợp với việc massage tỉ mỉ dọc theo cột sống từ huyệt đạo này đến huyệt Bàng quang du, hiệu quả càng cao.

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Là huyệt đạo trọng chủ yếu để khắc phục cảm giác nhức mỏi eo lưng và tăng cường thể lực.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác nhức mỏi eo lưng và tăng cường thể lực. Cần lưu ý là phái giữ ấm vùng eo và lưng, khi đau đớn dữ dội thì không nên day ấn huyệt quá mạnh. Với huyệt Chí thất cũng thực hiện tương tự.

▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN DU

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng đau nhức hoặc tê bại vùng eo và nửa thân dưới.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống eo lưng dưới cùng (đốt sống eo thứ 5) chừng 2 đốt ngón tay, ngay chính giữa hai huyệt Đại tràng du và Tiểu tràng du.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn nhẹ nhàng lên hai huyệt Quan nguyên du của người bệnh, sẽ tiêu trừ cảm giác nhức mỏi, đau đớn, tê bại vùng eo và nửa thân dưới.

▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU

- Tác dụng: Thúc đầy máu huyết vùng eo lưu thông tuần hoàn, khắc phục chứng đau eo lưng do hàn lạnh gây nên.

- Vị tri: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và các Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay.

-Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Bàng quang du của người bệnh để kích thích máu huyết vùng eo lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng đau nhức vùng eo do bị hàn lạnh gây nên

▼ HUYỆT THIÊN KHU (CÒN GỌI LÀ THIÊN XU)

- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng bụng điều chỉnh tư thế không bình thường do đau vùng eo tạo nên.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chỉ hai đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, ba ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, dùng mũi ngón giữa cùng lúc ấn lõm lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh kết hợp với việc massage xung quanh rốn, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Tiêu trừ căng thẳng cơ vùng trước bụng.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, hai bàn tay chồng lên nhau, dùng mũi ngón tay giữa nhẹ nhàng ấn lên huyệt Trung quản của người bệnh, làm tiêu trừ sự căng thẳng cơ bắp vùng bụng do đau eo lưng gây nên. Kết hợp với việc massage xung quanh rốn, càng thêm hiệu quả.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi vô ý nâng, nhấc vật quá nặng hoặc bất ngờ vặn mình, quay người để lấy đồ vật... thì dễ bị đau eo lưng đột ngột, tức là vùng eo lưng bỗng nhiên bị đau nhức có thể nghiêm trọng đến mức không thể cử động được. Triệu chứng này vẫn quen gọi là “Đau lưng cấp tính"; vì thế nếu triệu chứng này thường xuyên xảy ra thì sẽ trở thành bệnh "Đau lưng mạn tính".

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết cần giữ cho lưng người bệnh được ấm áp và tĩnh tại, không nên nóng vội sử dụng ngay liệu pháp massage mạnh mẽ lên vùng lưng. Trong thời gian 1-2 giờ đầu mới bị chấn thương, thì chườm lạnh lên vùng bị thương là tốt nhất. Khi tiến hành liệu pháp huyệt đạo, trước hết cần tác động vào các huyệt Thận du, Đại tràng du, Quan nguyên du, Thượng liêu ở vùng eo lưng, nhưng chỉ được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh dùng sức quá mạnh. Tiếp đến, ấn mạnh lên các huyệt Túc tam lý, Thừa sơn, Giải khê ở chân, là những huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt để trị liệu bệnh đau lưng mạn tính. Đã có nhiều trường hợp thực hiện ấn lên các huyệt đạo ấy xong, thì lập tức tiêu tan hết mọi đau đớn.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng eo lưng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đâu mút xương sườn cuối cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh, đồng thời với việc cẩn thận ấn huyệt và massage từ huyệt Tam tiêu du qua Thận du đến Đại tràng du, có hiệu quả làm thư giãn sự căng thẳng vùng eo lưng.

▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU

- Tác dụng: Có hiệu quả đối với việc trị liệu các chứng bệnh vùng eo lưng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ tư, phía trên đầu xương chậu.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn lên hai huyệt Đại tràng du của người bệnh, có hiệu quả khắc phục các chứng bệnh vùng eo lưng. Cần lưu ý là khi lưng đang bị đau, không được dùng sức quá mạnh mà chỉ được phép xoa bóp nhẹ nhàng mà thôi.

▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN DU

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ sự căng thẳng eo lưng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống eo lưng dưới cùng (đốt sống eo thứ 5) chừng 2 đốt ngón tay, ngay chính giữa hai huyệt Đại tràng du và Tiểu tràng du.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Quan nguyên du của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy máu huyết tuần hoàn tiêu trừ sự căng thẳng vùng eo lưng. Kết hợp giữa ấn huyệt một cách thích đáng với massage nhẹ nhàng lên những chỗ bị đau, hiệu quả lại càng cao.

▼ HUYỆT THƯỢNG LIÊU

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết vùng eo lưng lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng hàn lạnh, phòng ngừa bệnh trở thành ác tính.

- Ví trí: Hai huyệt nằm trên lỗ sau xương cùng thứ nhất, đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một đốt ngón tay, thẳng phía trên huyệt Thứ liêu một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng ấn lên hai huyệt Thượng liêu của người bệnh, tiếp đó lấy huyệt này làm trung tâm tiến hành day ấn từ từ lên các huyệt đạo quanh lưng, rất hiệu quả tiêu trừ căng thẳng vùng lưng, thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, phòng ngừa bệnh bị ác tính hóa.

▼ HUYỆT THỪA SƠN

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng đau nhức vùng lưng.

- Vị trí: Nằm trên đường trung tâm phía sau chân, ngay phía dưới cơ bụng chân (bắp cẳng chân).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh về phía trước, hai bàn tay nắm cẳng chân phía ngoài, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên huyệt Thừa sơn và giữ như thế trong vòng 5 giây, cứ thế lặp lại 4 - 5 lần, có hiệu quả trong khắc phục triệu chứng đau lưng cấp tính. Liệu pháp này chỉ thực hiện sau khi cơn đau đã giảm và phải chú ý giữ gìn vùng lưng người bệnh luôn luôn ấm áp.

▼ HUYỆT GIẢI KHÊ

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng của bệnh đau lưng cấp tính.

- Vị trí: Nằm gần giữa khớp cổ chân phía trước, hơi lệch về mắt cá chân ngoài.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, bàn chân dựng vuông góc với cẳng chân; người trị liệu quỳ phía dưới chân, hai bàn tay nắm phía ngoài hai gót chân, hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên huyệt Giải khê của người bệnh, lặp lại động tác ấy nhiều lần khắc phục được các triệu chứng đau đớn. Liệu pháp cũng chỉ được tiến hành sau khi cơn đau dữ dội đã giảm hẳn hoặc bệnh đã phát được một thời gian.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, lúc ngắn lúc dài gọi là kinh nguyệt không đều, phần lớn là do hoóc-môn tiết ra thiếu cân bằng gây nên; nhưng nếu như thời gian của chu kỳ nằm trong phạm vi từ 3 tuần cho đến 40 ngày thì chưa phải là bệnh. Khi đến kỳ hành kinh bụng dưới trướng to hơn bình thường và đau, vùng eo bị hàn lạnh hoặc đau nhức, cơ thể mỏi mệt thì gọi là đau bụng Kinh (đau kinh nguyệt). Còn trường hợp có các triệu chứng như đầu bị sung huyết, đau đầu, hai bả vai đau nhức, tính tình thay đổi thất thường, cảm giác khó chịu khi hành kinh kể cả đau bụng kinh thì gọi là chứng hành kinh khó.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi gặp những triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, kích thích lên các huyệt đạo tập trung xung quanh vùng eo nhằm thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục các triệu chứng ấy. Trong đó các Huyệt Thượng liêu, Trung liêu, Hạ liêu và Thư liêu ở vùng eo có tác dụng điều chỉnh cơ năng cơ quan sinh dục; để khắc phục triệu chứng hàn lạnh thì day ấn tỉ mỉ lên các huyệt Thái khê, Chí thất ở chân và eo là chủ yếu. Nếu như thời gian hành kinh kéo dài thì châm cứu hoặc ấn lên các huyệt Quan nguyên ờ bụng, Thận du, Can du ở eo, Bách hội, Phong trì, Thiên trụ trên đáu, Tam âm giao, Âm lăng tuyền ở chân sẽ có tác dụng khắc phục. Khi chu kỳ kinh nguyệt có xu hướng ngắn lại thì kích thích lên các huyệt Tỳ du, Trung quản bàng bấm huyệt hoặc châm cứu đều hiệu quả. Trường hợp lượng máu kinh nguyệt quá khác thường thì ấn lên huyệt Huyết hải ở chân; nếu có hiện tượng sung huyết hoặc đau đầu thì ấn lên các huyệt trên đầu, huyệt Hợp cốc ở tay rất có hiệu quả để chế ngự đau đớn.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng khó chịu khi hành kinh như nặng đầu, tính tình thất thường.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của ngưởi bệnh, rất có hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng khó chịu khi hành kinh như đau đầu, nặng đầu, mỏi mệt, tính khí thất thường.

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng tê cứng, hàn lạnh và mỏi mệt vùng eo.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn từ từ lên hai huyệt Thận du của người bệnh để phát huy hiệu quả chữa trị. Dùng phương pháp châm cứu lại càng hiệu quả.

▼ HUYỆT HẠ LIÊU

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết vùng eo lưu thông tuần hoàn, điều chỉnh các chức năng của cơ quan sinh dục.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên hai lỗ xưong cùng thứ tự từ trên xuống, đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sáp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Hạ liêu của người bệnh và day ấn các huyệt đạo xung quanh nó trên eo lưng; có hiệu quả trong việc khắc phục sự căng thẳng vùng eo, thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, điều chỉnh cơ năng bộ máy sinh dục.

▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN

- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt để khắc phục triệu chứng hành kinh đau và kinh nguyệt không đều.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bán tay úp chồng lên nhau, 3 ngón tay giữa khép chặt, mũi tay hơi hướng về phía rốn, ấn vừa đủ mạnh, làm lõm lớp mỡ bụng bên trên huyệt Quan nguyên của người bệnh, có tác dụng khắc phục triệu chứng đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều. Nếu thời gian hành kinh kéo dài thì châm cứu lên huyệt đạo này sẽ rất hiệu quả.

▼ HUYỆT HUYẾT HẢI

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng lượng máu kinh nguyệt thất thường (quá ít hoặc quá nhiều).

- Vị trí: Nằm phía trên khớp xương đầu gối trong chừng ba đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ bên đùi, nhìn về phía mũi chân, hai bàn tay nắm hai bên khớp gối ngoài, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Huyết hải của người bệnh, khắc phục được nhiều triệu chứng bệnh phụ khoa, thúc đẩy máu huyết tuần hoàn, chế ngự triệu chứng hàn lạnh và lượng máu kinh nguyệt quá bất thường.

▼ HUYỆT HỢP CỐC

- Tác dụng: Khắc phục cơn đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh.


- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ bên dưới cổ tay, còn tay kia nắm lấy bàn tay theo thế bắt tay, đầu ngón tay cái gập lại, ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh, có tác dụng làm dịu cơn đau thắt bụng dưới khi hành kinh

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Đối với những người khỏe mạnh, sau khi ăn no, nhất là khi ăn quá nhiều thì dạ dày sẽ bị căng phồng rất khó chịu. Khi dạ dày không khoẻ thì ruột bị sẽ bị tích hơi và làm cho bụng dưới căng ra (trướng bụng) hoặc trong bụng có tiếng lục bục (sôi bụng); ngoài ra, khi bị bí đại tiện hoặc phụ nữ bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh cũng làm cho bụng dưới căng ra. Nếu vì các nguyên nhân như ăn nhiều mà bụng dưới căng to một cách khác thường thì phải đặc biệt lưu ý vì rất có thể do một căn bệnh nào đó đã làm cho khoang bụng bị tích nước, căng lên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu tình trạng trướng bụng không quá nghiêm trọng thì trị liệu bằng liệu pháp huyệt đạo rất hiệu quả. Trước hết, dùng lòng đầu ngón tay cái từ từ lần lượt ấn lên các huyệt theo thứ tự từ Đại tràng du trên lưng cho đến các huyệt đạo vùng eo để tiêu trừ sự căng thẳng vùng lưng; tiếp đó tiến hành ấn và massage lên các huyệt Trung quản, Đại cự, Quan nguyên. Huyệt Tam âm giao ở chân cũng cần được day ấn đặc biệt chu đáo. Khi trị liệu các huyệt đạo vùng trước bụng cần thực hiện một cách thận trọng và chính xác, không được dùng sức quá mạnh.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng cơ quan tiêu hóa.

-Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, phối hợp với nhịp thở của người bệnh, từ từ ấn hơi mạnh lên huyệt Trung quản, kết hợp với massage vùng bụng, rất hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng của cơ quan tiêu hóa.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ

- Tác dụng: Thúc đẩy hoạt động của cơ bụng, trị liệu bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa.

-Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

-Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lún vào lớp mỡ bên trên hai huyệt Đại cự của người bệnh, kết hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả nâng cao chức năng cơ bụng, chữa trị bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa.

▼ HUYỆT QUAN NGUYÊN

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng trướng bụng do bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa gây nên.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, ấn mũi tay lún vào lớp mỡ bên trên huyệt Quan nguyên của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ chứng trướng bụng do bệnh mạn tính của hệ tiêu hóa gây nên. Kết hợp massage theo hình số 8 xung quanh huyệt Trung quản, cảng phát huy tác dụng.

▼ HUYỆT TỲ DU

- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng Vĩ Tràng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 11 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tỳ du của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy sự hoạt động của chức năng Vị Tràng, dạ dày tiết dịch vị đầy đủ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cũng dùng cách ấy ấn tiếp lên hai huyệt Vị du phía dưới nó để tăng cường hiệu quả.

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO

- Tác dụng: Đặc biệt có hiệu quả khắc phục chứng trướng bụng của phụ nữ do bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, chốm về trước, hai bàn tay nắm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Tam âm giao của người bệnh, có hiệu quả đặc biệt tiêu trừ chứng trướng bụng của phụ nữ do bị hàn lạnh trong thời gian hành kinh. Liệu pháp châm cứu lên huyệt đạo này cũng rất hiệu quả.

▼ HUYỆT ĐẠI TRÀNG DU

- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của ruột để khắc phục triệu chứng sôi bụng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chứng 2 đốt ngón tay, ngang với đốt sống eo thứ 4 phía trên đầu xương chậu.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại tràng du của người bệnh, kích thích sự hoạt động của chức năng ruột, tiêu trừ chứng bí đại tiện và ích bụng, sôi bụng

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Các triệu chứng như ngực nóng ran, từ buồng tim cho đến lồng ngực có cảm giác bứt rứt buồn bã, ích bụng, không tiêu, khó chịu trong người... hay gặp ở những người mà chức năng dạ dày thường ngày đã bị suy nhược, quen gọi họ là “người đau dạ dày”.
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý của việc tống không khí dư trong dạ dày ra; triệu chứng này thường phát sinh khi ăn uống quá nhiều, nhưng chức năng tiêu hóa của dạ dày không được tốt, vì thế mới phát sinh ra triệu chứng nóng ran lồng ngực.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Dùng liệu pháp huyệt đạo điều chỉnh trạng thái sức khỏe của cơ thể làm cho chức năng dạ dày hoạt động tốt, từ đó mà khắc phục được phần nào chứng nóng ran lồng ngực. Để nâng cao thể chất của người có dạ dày yếu, ngoài liệu pháp châm cứu rất hiệu quả còn liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt; trước tiên xoa bóp nhẹ vùng bụng để giảm sự căng cơ, sau đó nhẹ nhàng day ấn lên các huyệt Cự khuyết, Thiên khu trước bụng. Để nâng cao năng lực của hệ thống tiêu hóa, cần tiến hành ấn lên các huyệt Đảm du, Vị du trên lưng; việc kích thích lên các huyệt Túc tam lý, Lương khâu cũng rất hiệu quả. Để chế ngự chứng nấc cụt thì tiến hành trị liệu các huyệt Thiên đột, Khí xá vùng yết hầu sẽ có kết quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT KHÍ XÁ

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nấc cụt liên tục.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu nằm trên đầu mút xương ngực và đầu trong xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, thả lỏng cơ bụng; người trị liệu đứng phía sau, dùng đầu hai ngón tay trỏ hoặc giữa ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Khí xá của người bệnh, tiếp đó ấn lên huyệt Thiên đột, khiến cho không khí dư tích tổn trong dạ dày được tống khứ hết ra ngoài bàng cách hắt hơi vài lần.

▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT

- Tác dụng: Trị liệu các chứng bệnh dạ dày và khắc phục cảm giác khó chịu trong ngực.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng 6 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chồg lên nhau, đầu ngón tay giữa ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Cự khuyết của người bệnh, có hiệu quả trị liệu các chứng bệnh dạ dày và khắc phục cảm giác khó chịu trong ngực. Với triệu chứng nóng ngực mạn tính thì dùng liệu pháp châm cứu rất hiệu quả.

KHẮC PHỤC CHỨNG BỆNH ĂN KHÔNG TIÊU

Khi dạ dày và các cơ quan chức năng của hệ tiêu hóa bắt đầu suy nhược, thì thức ăn dù đã được đưa vào trong bụng, nhưng cơ thể lại không thể hấp thu được. Tùy vào mỗi người có một triệu chứng biểu hiện khác nhau, như phần lớn là thân thể gầy gò, ốm yếu hoặc bị kiết lỵ.

Để đề phòng chứng bệnh đó thì điều quan trọng là việc ăn uống phải tuân theo một chế độ nghiêm ngặt và phải vận động cơ thể một cách hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên tiến hành liệu pháp day ấn huyệt hoặc châm cứu đối với các huyệt đạo Đàm du, Tỳ du, Vị du trên lưng Thiên khu ở bụng và Túc tam lý... để nâng cao các chức năng của cơ quan tiêu hóa và thể chất của người bệnh. Nếu vì bị stress mà ăn uống không tiêu thì ngoài các huyệt đạo trên, cần tiến hành tác động lên huyệt Thân trụ trên lưng để phát huy hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN KHU (CÒN GỌI LÀ THIÊN XU)

- Tác dụng: Nâng cao chức năng của cơ bụng, cải thiện và nâng cao thể chất của người đau dạ dày.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt cúng lúc ấn lún lớp mỡ bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh, kềt hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả nâng cao chức năng cơ bụng, cải thiện và nâng cao thể chất của người bị đau dạ dày mạn tính.

▼ HUYỆT ĐẢM DU (còn gọi là Đởm du)

- Tác dụng: Làm thư giãn căng thẳng cơ lưng, điều chỉnh chức năng Vị Tràng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống lưng thứ 10 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên sườn, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đảm du của người bệnh, có hiệu quả làm thư giãn căng thẳng cơ lưng, điều chỉnh chức năng Vị Tràng. Kết hợp với việc ấn lên huyệt Vị du, Tỳ du và massage cơ lưng dọc theo cột sống thẳng lên phía trên càng phát huy hiệu quả.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng đau dạ dày.

- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón cái, bên dưới khuỷu tay chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm phía ngoài cẳng tay người bệnh, đầu ngón tay cái gập lại ấn hơi mạnh lên huyệt Thù tam lý, kiên trì và thường xuyên day ấn lên huyệt đạo này rất có hiệu quả chế ngự các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: Khắc phục chứng đau bụng và cảm giác khó chịu trong dạ dày.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, luân phiên day ấn mạnh lên huyệt Túc tam lý trên hai chân người bệnh nhiều lần, có hiệu quả tiêu trừ chứng đầy bụng khó tiêu và cảm giác khó chịu do nó gây ra. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, tự mình bấm lên huyệt đạo này để trị liệu.

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.