970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Các triệu chứng như ngực nóng ran, từ buồng tim cho đến lồng ngực có cảm giác bứt rứt buồn bã, ích bụng, không tiêu, khó chịu trong người... hay gặp ở những người mà chức năng dạ dày thường ngày đã bị suy nhược, quen gọi họ là “người đau dạ dày”.
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý của việc tống không khí dư trong dạ dày ra; triệu chứng này thường phát sinh khi ăn uống quá nhiều, nhưng chức năng tiêu hóa của dạ dày không được tốt, vì thế mới phát sinh ra triệu chứng nóng ran lồng ngực.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Dùng liệu pháp huyệt đạo điều chỉnh trạng thái sức khỏe của cơ thể làm cho chức năng dạ dày hoạt động tốt, từ đó mà khắc phục được phần nào chứng nóng ran lồng ngực. Để nâng cao thể chất của người có dạ dày yếu, ngoài liệu pháp châm cứu rất hiệu quả còn liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt; trước tiên xoa bóp nhẹ vùng bụng để giảm sự căng cơ, sau đó nhẹ nhàng day ấn lên các huyệt Cự khuyết, Thiên khu trước bụng. Để nâng cao năng lực của hệ thống tiêu hóa, cần tiến hành ấn lên các huyệt Đảm du, Vị du trên lưng; việc kích thích lên các huyệt Túc tam lý, Lương khâu cũng rất hiệu quả. Để chế ngự chứng nấc cụt thì tiến hành trị liệu các huyệt Thiên đột, Khí xá vùng yết hầu sẽ có kết quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT KHÍ XÁ

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nấc cụt liên tục.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu nằm trên đầu mút xương ngực và đầu trong xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, thả lỏng cơ bụng; người trị liệu đứng phía sau, dùng đầu hai ngón tay trỏ hoặc giữa ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Khí xá của người bệnh, tiếp đó ấn lên huyệt Thiên đột, khiến cho không khí dư tích tổn trong dạ dày được tống khứ hết ra ngoài bàng cách hắt hơi vài lần.

▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT

- Tác dụng: Trị liệu các chứng bệnh dạ dày và khắc phục cảm giác khó chịu trong ngực.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng 6 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chồg lên nhau, đầu ngón tay giữa ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Cự khuyết của người bệnh, có hiệu quả trị liệu các chứng bệnh dạ dày và khắc phục cảm giác khó chịu trong ngực. Với triệu chứng nóng ngực mạn tính thì dùng liệu pháp châm cứu rất hiệu quả.

KHẮC PHỤC CHỨNG BỆNH ĂN KHÔNG TIÊU

Khi dạ dày và các cơ quan chức năng của hệ tiêu hóa bắt đầu suy nhược, thì thức ăn dù đã được đưa vào trong bụng, nhưng cơ thể lại không thể hấp thu được. Tùy vào mỗi người có một triệu chứng biểu hiện khác nhau, như phần lớn là thân thể gầy gò, ốm yếu hoặc bị kiết lỵ.

Để đề phòng chứng bệnh đó thì điều quan trọng là việc ăn uống phải tuân theo một chế độ nghiêm ngặt và phải vận động cơ thể một cách hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên tiến hành liệu pháp day ấn huyệt hoặc châm cứu đối với các huyệt đạo Đàm du, Tỳ du, Vị du trên lưng Thiên khu ở bụng và Túc tam lý... để nâng cao các chức năng của cơ quan tiêu hóa và thể chất của người bệnh. Nếu vì bị stress mà ăn uống không tiêu thì ngoài các huyệt đạo trên, cần tiến hành tác động lên huyệt Thân trụ trên lưng để phát huy hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN KHU (CÒN GỌI LÀ THIÊN XU)

- Tác dụng: Nâng cao chức năng của cơ bụng, cải thiện và nâng cao thể chất của người đau dạ dày.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt cúng lúc ấn lún lớp mỡ bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh, kềt hợp với massage vùng bụng, có hiệu quả nâng cao chức năng cơ bụng, cải thiện và nâng cao thể chất của người bị đau dạ dày mạn tính.

▼ HUYỆT ĐẢM DU (còn gọi là Đởm du)

- Tác dụng: Làm thư giãn căng thẳng cơ lưng, điều chỉnh chức năng Vị Tràng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống lưng thứ 10 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên sườn, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đảm du của người bệnh, có hiệu quả làm thư giãn căng thẳng cơ lưng, điều chỉnh chức năng Vị Tràng. Kết hợp với việc ấn lên huyệt Vị du, Tỳ du và massage cơ lưng dọc theo cột sống thẳng lên phía trên càng phát huy hiệu quả.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng đau dạ dày.

- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón cái, bên dưới khuỷu tay chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm phía ngoài cẳng tay người bệnh, đầu ngón tay cái gập lại ấn hơi mạnh lên huyệt Thù tam lý, kiên trì và thường xuyên day ấn lên huyệt đạo này rất có hiệu quả chế ngự các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: Khắc phục chứng đau bụng và cảm giác khó chịu trong dạ dày.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, luân phiên day ấn mạnh lên huyệt Túc tam lý trên hai chân người bệnh nhiều lần, có hiệu quả tiêu trừ chứng đầy bụng khó tiêu và cảm giác khó chịu do nó gây ra. Người bệnh có thể ngồi trên ghế, tự mình bấm lên huyệt đạo này để trị liệu.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.