I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Dạ dày sa xuống thấp hơn vị trí bình thường, gần đến
xương chậu thì gọi là chứng sa dạ dày. Đây là vấn đề thuộc về thể chất, ngay cả
với người khỏe mạnh cũng có thể xảy ra; nó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng
thức ăn vào trong dạ dày bị tích lại không tiêu hóa được, hoặc là nguyên nhân của
chứng táo bón. Hiện tượng nhão dạ dày, không chỉ là một triệu chứng của bệnh sa
dạ dày mà còn do sức co bóp của các cơ dạ dày yếu đi hoặc do các chức năng của
dạ dày suy nhược.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Sa dạ dày hoặc nhão dạ dày đều là những trạng thái không
bình thường của dạ dày, thậm chí trở thành bệnh ác tính của dạ dày. Do đó, trước
hết phải lấy việc thúc đẩy nâng cao chức năng của dạ dày làm trọng điểm. Các
huyệt đạo Vị du, Tỳ du ở trên lưng, Cự khuyết, Bất dung ở vùng bụng, Khúc trì
trên cánh tay là những huyệt đạo quan trọng mà khi kích thích lên nó có hiệu quả
nâng cao chức năng của hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày, làm
cho dịch vị của dạ dày được tiết ra bình thường. Các liệu pháp bấm huyệt, châm
cứu lên các huyệt đạo ấy đều hữu hiệu.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Thúc đẩy các chức năng dạ dày, điều chỉnh việc
tiết dịch vị của dạ dày giúp tiêu hóa được tốt.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ
12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai
ngón tay cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, có hiệu quả nâng
cao chức năng Vị Tràng, thúc đẩy dịch vị tiết ra điều hòa, giúp cho khả năng
tiêu hóa tốt hơn. Kết hợp với việc ấn huyệt Tỳ du phía bên trên, hiệu quả càng
cao.
▼ HUYỆT BÁT DUNG
- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc khắc phục các
triệu chứng đau đớn, ích bụng, nóng ran lồng ngực của bệnh dạ dày.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng
một đốt ngón tay nằm phía trước ngực, ngang xường sườn số 8.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên sườn, đầu
hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Bát dung của người bệnh, đặc biệt có
hiệu quả khắc phục các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như: ích bụng, nóng ran
lồng ngực, đau đớn.
▼ HUYỆT KHÚC TRÌ
- Tác dụng: Điều chỉnh các chức năng của hệ tiêu hóa, cải
thiện tình trạng suy nhược của chức năng dạ dày, đặc biệt là với đại tràng.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía
ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.
- Phương pháp trị liệu:
Bàn tay người trị liệu nắm khuỷu tay ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái gập
lại ấn lên huyệt Khúc trì, có hiệu quả đặc biệt trong việc nâng cao chức năng của
đại tràng điều chỉnh mọi chức năng của hệ tiêu háo, khắc phục tình trạng suy
nhược của chức năng dạ dày