970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Sức khỏe của cơ thể quan hệ mật thiết và bị chi phối bởi những trạng thái của tâm lý, tinh thần được gọi là "Bệnh thân tâm". Vì những sự buồn phiên, bất an trong lòng, tinh thần mỏi mệt, chịu quá nhiều áp lực (stress) mà làm cho tình trạng sức khỏe của cơ thể bị ảnh hưởng, trở nên bất thường như: đau bụng, biếng ăn, kiết, táo bón, đau đầu, nặng u, khó thở, tâm trạng buồn bã, lo sợ, rụng tóc...

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Biện pháp huyệt đạo được vận dụng là nhằm để làm giảm nhẹ và tiêu trừ các triệu chứng của bệnh thân tâm, làm tăng cường sức khỏe của cơ thể và tinh thần. Để khắc phục những triệu chứng xấu của hệ tuần hoàn thì phải dựa vào các huyệt đạo Tâm du trên lưng, Đản trung ở ngực, Cự khuyết ở buồng tim, Bách hội trên đầu, Thần môn ở tay... làm trung tâm trị liệu. Chữa trị các triệu chứng bệnh đường hô hấp thì trung tâm trị liệu là các huyệt Phế du trên lưng, Trung phủ bên trên ngực, Khổng tối ở tay. Nếu như nhạt miệng biếng ăn hoặc táo bón, kiết thì tiến hành day ấn và massage lên các huyệt Tỳ du, Vị du trên lưng, Trung quản ở bụng, Túc tam lý ở chân... để trị liệu.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT PHẾ DU

- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc khắc phục bệnh đường hô hấp, giúp nhịp thở điều hòa, giải trừ cảm giác ủ ê buồn nản trong người.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ ba chừng 1,5 đốt ngón tay, bên trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, dang hai cánh tay; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai xương bả vai, đầu hai ngón tay cái ấn hơi mạnh lên hai huyệt Phế du của người bệnh để khắc phục sự căng thẳng cả về thể xác lẫn tinh thần, điều chỉnh cơ năng hệ hô hấp, khắc phục triệu chứng hít thở khó khăn của người bị bệnh thân tâm, giải trừ cảm giác ủ ê buồn bã trong người.

▼ HUYỆT TÂM DU

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng xấu của hệ tuần hoàn, chế ngự tâm trạng lo âu, run sợ và cảm giác đau tức trong ngực.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm phía trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, dang hai cánh tay; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Tâm du của người bệnh, để điều hòa cơ năng hệ tuần hoàn, chế ngự tâm trạng lo âu, run sợ và cảm giác đau tức trong ngực.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Điều chỉnh cơ năng hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng nhạt miệng biếng ăn.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, mũi tay hướng về phía lồng ngực, phối hợp với nhịp thở của người bệnh, ấn vừa đủ mạnh làm lõm lớp mỡ bụng bên trên huyệt Trung quản, tiếp đó massage nhẹ nhàng vùng bụng, có hiệu quả tích cực trong việc khắc phục triệu chứng biếng ăn hoặc vị tràng trục trặc do bệnh thân tâm gây nên.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.