I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Đái dầm tức là triệu chứng đái trên giường trong lúc ngủ,
nếu như trẻ đã qua 3-4 tuổi mà vẫn còn đái dầm thì đa phần là do thần kinh. Những
trẻ em hay đái dầm thì mông và chân hàn lạnh, cho nên có thể nói đái dầm là một
triệu chứng của bệnh hàn lạnh ở trẻ em.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Trước khi trẻ đi ngủ nên hạn chế uống nước, nếu trẻ đái dầm
thì nhất thiết không được la mắng, sử dụng liệu pháp huyệt đạo để khắc phục. Ấn
nhẹ lên các huyệt đạo mà trung tâm là Quan nguyên, Thủy phân, Trung cực ở trước
bụng, Thận du, Bàng quang du ở eo, càng nhiều lần càng hiệu quả. Vì các em còn
bé nên khi đốt cứu cần sử dụng biện pháp gián tiếp hoặc tránh quá nóng. Ngoài
các huyệt đạo ấy thì việc kích thích lên các huyệt Bách hội, Kiên tĩnh có tác dụng
điều chỉnh cơ năng toàn thân; kích thích lên các huyệt đạo ở chân có hiệu quả
khắc phục chứng hàn lạnh ở chân và mông trẻ em.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết khu vực mông lưu thông tuần
hoàn, khắc phục triệu chứng hàn lạnh từ eo xuống nửa thân dưới do bệnh đái dầm
gây nên.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một
đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm sấp; người trị liệu ngồi
bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn nhẹ lên hai huyệt
Thận du cùng với hai huyệt Chí thất bên ngoài nó, có hiệu quả trong việc thúc đẩy
máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục sự căng thẳng vùng eo và chứng hàn lạnh
nửa thân dưới của trẻ bị bệnh đái dầm.
▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU
- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh đường tiết niệu
và chứng đái dầm
- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt
sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng một đốt ngón tay..
- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm sấp; người trị liệu ngồi
bên cạnh, hai tay ôm hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ lên hai
huyệt Bàng quang du của trẻ, nếu kết hợp với việc massage nhẹ nhàng toàn bộ
vùng eo, thì hiệu quả trong việc khắc phục các chứng bệnh đường tiết niệu và
đái dầm càng cao.
▼ HUYỆT THỦY PHÂN
- Tác dụng: Là huyệt đạo trọng yếu điều chỉnh lượng nước
trong cơ thể.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng một
đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu:
Để trẻ nằm ngửa; người trị liệu ngồi bên cạnh, hai bàn tay úp chồng lên nhau,
ba ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt lại, đầu ngón tay giữa ấn nhẹ thẳng
xuống huyệt Thủy phân của trẻ. Việc châm cứu và bấm huyệt lên các huyệt Trung cục,
Quan nguyên, cùng với huyệt đạo này sẽ cho hiệu quả cao trong việc điều chỉnh
lượng nước trong cơ thể, khắc phục bệnh đái dầm.