970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Không thèm ăn, không muốn ăn, cảm giác thức ăn nhạt nhẽo vô vị… là biểu hiện của chứng biếng ăn. Nguyên nhân chủ yếu phần lớn do dạ dày, ruột trong hệ thống tiêu hóa bị bệnh, hoặc do bệnh mạn tính gây nên. Còn có trường hợp toàn bộ cơ thể không bị đau ốm bệnh hoạn gì nhưng do thầ kinh bị stress gây nên chứng biếng ăn.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết cần chữa trị các căn bệnh gây nên chứng biếng ăn, nó không chỉ kích thích chức năng của hệ thống tiêu hóa mà còn thúc đẩy sự thèm ăn. Để tạo được cảm giác thèm ăn, nâng cao sự hoạt động của dạ dày, phải làm cho sự co bóp của dạ dày và dịch ra một cách bình thường; mà chủ yếu là làm cho thức ăn từ dạ dày sang ruột non thật thuận lợi. Để cải thiện công năng cả hệ thống, thì ấn lên các Can du, Tỳ du và Vị du ở lưng sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, ấn lên các huyệt đạo từ Trung quản đến Hoàng du ở bụng và Túc Tam lý hoặc Địa cơ ở chân; nếu bị stress thì bấm huyệt Xung dương ở chân sẽ càng hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT CAN DU

- Tác dụng: Phục hồi chức năng hoạt động bình thường của gan, để tăng cường cảm giác thèm ăn.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gắn sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, hai bàn tay đặt lên lưng và đầu hai ngón cái cùng lúc bấm mạnh lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan nội tạng mà đặc biệt là chức năng gan, đem lại cảm giác thèm ăn.

▼ HUYỆT VỊ DU

- Tác dụng: Kích thích sự hoạt động của Vị Tràng, thúc đẩy chức năng hệ thống tiêu hóa.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, hai bàn tay ôm lấy hông và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Vị du của người bệnh; có hiệu quả kích thích sự hoạt động của dạ dày, ruột. Tiếp tục ấn lên huyệt Tỳ du để điều chỉnh và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. 

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Điều chỉnh khả năng hoạt động của chức năng nội tạng.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; hai bàn tay người trị liệu úp vào nhau, đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Trung quản người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng nội tạng, chữa trị các chứng bệnh dạ dày như: biếng ăn, tiêu hóa không tốt. Kết hợp với biện pháp massage nhẹ nhàng theo kiểu cuộn sóng sẽ càng hiệu quả.

▼ HUYỆT XUNG DƯƠNG

- Tác dụng: Chữa trị chứng biếng ăn do bị stress.

- Vị trí: Nằm trên má ngoài mu bàn chân, tại điểm giữa đường nối kẽ ngón chân giữa và ngón áp út đến cổ chân.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm lấy hai bàn chân người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Xung dương. Để tiêu trừ chứng biếng ăn do đầu óc căng thẳng bấn loạn (stress) thì massage, day ấn liên tục lên vùng xung quanh huyệt đạo này sẽ giải tỏa được stress.

▼ HUYỆT HOANG DU (CÒN GỌI LÀ DỤC DU)

- Tác dụng: Điều chỉnh sự hoạt động của hệ tiêu hóa, hòa dịu chứng bệnh đường ruột, giải trừ cảm giác biếng ăn.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, đầu hai ngón tay giữa dùng lực vừa phải cùng lúc ấn lõm lớp mô bên trên hai huyệt Hoang du của người bệnh, để điều chỉnh sự hoạt động của chức năng hệ tiêu hóa, tiêu trừ chứng bệnh biếng ăn; đồng thời có hiệu quả trong việc trị liệu các chứng đau bụng, kiết lị, bí đại tiện.

▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ

- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc nâng cao nguồn sinh lực của cơ thể, tăng cường cảm giác thèm ăn.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân, phía dưới gối chừng ba đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa lòng bàn tay người trị liệu đỡ dưới cẳng chân và đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt tam lý của người bệnh; làm tiêu trừ cảm giác mỏi mệt toàn thân, tăng cường sinh lực thúc đẩy cảm giác thèm ăn. Người bệnh ngồi trên ghế, dễ dàng thực hiện liệu pháp huyệt đạo này để tự chữa trị cho mình. 

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.