970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

- Mặt đỏ bừng khi ngượng ngập là do tinh thần quá hưng phấn hoặc do hệ thần kinh không tự chủ được gây nên sự biến đổi của cơ thể. Triệu chứng mặt đỏ bừng của bệnh cao huyết áp là do huyết áp hoặc do sự tuần hoàn của máu huyết không bình thường gây nên; đặc trưng của trường hợp này là đầu và mặt bị sung huyết nhưng tay chân thì hàn lạnh. Phụ nữ bị bệnh phụ khoa như trở ngại chu kỳ kinh nguyệt cũng có hiện tượng mặt đỏ.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

- Trạng thái đầu sung huyết, tay chân hàn lạnh đồng thời hoặc luân phiên xảy ra, trong Đông Y gọi là “Thượng Nhiệt, hạ hàn”; nguyên nhân là do lượng khí huyết tuần hoàn của toàn cơ thể chỉ tập trung ở nửa thân trên, làm cho đầu bị sung huyết, còn nửa thân dưới khí huyết không đủ nên bị hàn lạnh. Mục đích của liệu pháp bấm huyệt là làm cho lượng khí huyết dư thừa ở nửa thân trên chảy xuống nửa thân dưới.

- Chữa trị triệu chứng này tại gia đình rất đơn giản, chỉ cần ngâm chân vào nước nóng hoặc dùng vải ấm ủ đôi chân. Đầu bị sung huyết hì ấn vào huyệt Thiên trụ, Phong trì; để thúc đẩy máu huyết tuần hoàn lưu thông trên toàn cơ thể thì ấn huyệt Tâm du Tam tiêu du, Thiên trung, Đại cự… sẽ có hiệu quả. Để trị liệu chứng tay chân hàn lạnh chỉ cần ấn mạnh nhiều lần lên các huyệt Trúc tân, Chiếu hải là có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆN ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT PHONG TRÌ


- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết trên đầu tuần hoàn lưu thông, tiêu trừ cảm giác khó chịu do tụ huyết gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mi tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ và day lên hai huyệt Phong trì của người bệnh, thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác khó chịu do sung huyết đầu gây nên. Ấn thêm các huyệt Bách hội, Thiên trụ lại càng hiệu quả.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ


- Tác dụng: Làm khí huyết lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa thân dưói.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chửng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưái huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn lay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại cự của người bệnh, thúc đẩy khí huyết lưu thông tuân hoàn, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa thân dưới. Ấn thêm các huyệt đạo khác vùng ngực và bụng của người bệnh, càng có hiệu quả. Chú ý không được dùng sức quá mạnh khi bấm huyệt trị liệu.

▼ HUYỆT ĐẢN TRUNG (CÒN GỌI LÀ CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)


- Tác dụng: Có hiệu quả tiêu trừ chứng khó thở và cám giác khó chịu do sung huyết đầu gây nên.

- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nối liền hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm vê phía trước, hai bàn tay úp lên nhau, dùng đầu ngón tay giữa ấn lên huyệt Đán trung của người bệnh nhiều lần, làm tiêu trừ chứng khó thở và cảm giác khó chịu do sung huyết đầu gây nên.

▼ HUYỆT TAM TIÊU DU


- Tác dụng: Là nguồn điều tiết năng lượng, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng sốt nóng và hàn lạnh trong cơ thể.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ nhất của eo lưng chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai tay ôm hai bên eo lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tam tiêu du của người bệnh; đó chính là huyệt đạo sàn sinh nhiệt lượng cung cấp cho cơ thể, nó có quan hệ tới sự điều tiết tuần hoàn máu huyết toàn thân, tiêu trừ triệu chứng sốt nóng hoặc hàn lạnh.

▼ HUYỆT TRÚC TÂN:


- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết tuần hoàn lưu thông, tiêu trừ chứng hàn lạnh nửa phần thân dưới.

- Vị trí: Nằm phía trong xương cẳng chân, bên trên mắt cá trong chừng 5 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Trúc tân trên hai chân người bệnh; ấn thêm huyệt Tam âm giao nằm ở phía dưới huyệt Trúc tân, sẽ càng thêm hiệu quả trong việc thúc đẩy khí huyết trong chân lưu thông thuận lợi, tiêu trừ chứng hàn lạnh.

▼ HUYỆT CHIẾU HẢI:


- Tác dụng: Có hiệu quả tiêu trừ chứng hàn lạnh trên cơ thể người phụ nữ do bệnh phụ khoa gây nên.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía dưới mắt cá chân trong.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía dưới chân người bệnh, bàn tay nắm chặt gót chân, ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Chiếu hải của người bệnh,làm cho khi huyết lưu thông tuần hoàn; có hiệu quả đặc biệt tiêu trừ triệu chứng hư lạnh, sung huyết do bệnh phụ khoa gây nên trong thời kỳ hành kinh của phụ nữ.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.