970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Một bên thân thể bị tê liệt do mạch máu não vỡ ra sau khi bị tắt nghẽn, gọi là chứng bán thân bất toại do bị trúng phong. Đa phần, sau khi mắc bệnh một thời gian ngắn, tay chân có hiện tượng gần như tê liệt, không có sức lực, không tự cử động được; vài tuần sau thì trở nên hoàn toàn tê cứng, bàn tay tê cứng đến mức không thể duỗi thẳng được, rồi chân cũng vậy. Có những lúc tay tê liệt, hàn lạnh hoặc nóng ran, triệu chứng đau nhức, phù nề xuất hiện.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trị liệu để thúc đẩy phục hồi chức năng vận động của cơ thể chỉ có hiệu quả khi mà bệnh mới phát sinh trong vòng từ nửa năm đến một năm trở lại. Trước hết, một mặt phải áp dụng phương pháp trị liệu của bác sĩ chuyên môn, mặt khác phải tập trung tiến hành trị liệu phục hồi chức năng vận động cho cơ thể bằng liệu pháp huyệt đạo mà chủ yếu là bấm huyệt, massage, xoa bóp tay chân kết hợp với việc tập luyện phục hồi chức năng vận động cho cơ thể. Xoa bóp, massage đầu, cổ, vai để tiêu trừ sự tê cứng của cơ bắp, làm cho các khớp xương hoạt động dễ dàng, kèm với biện pháp bấm huyệt có mức độ lên các huyệt Quyết âm du ở lưng, Khúc trì ở tay và một số huyệt đạo khác ở lưng và tay chân.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT KHÚC TRÌ

- Tác dụng: Tiêu trừ sự căng thẳng, kích thích khả năng vận động của khuỷu tay.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu nắm chặt khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn nhẹ lên huyệt Khúc trì của người bệnh; để tiêu trừ chứng tê cứng tại khu vực khuỷu tay, lay động các khớp xương trước khi tiến hành hoạt động co duỗi khuỷu tay.

▼ HUYỆT QUYẾT ÂM DU

- Tác dụng: Có hiệu quả tích cực giúp cho sự vận động của lưng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ tư chừng 2 đốt ngón tay, nằm bên trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Đối với người bị bán thân bất toại thì nằm sấp rất khó khăn, vì thế phải đặt người bệnh nằm nghiêng để thực hiện liệu pháp huyệt đạo; một tay người trị liệu đỡ người bệnh, còn tay kia xoa bóp massage khắp phần lưng, rồi dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên huyệt Quyết âm du, để làm mềm mại sự tê cứng của cơ lưng và làm dịu sự đau đớn cho người bệnh.

VẬN ĐỘNG KHỚP XƯƠNG
CỦA NGỪỜI BỊ BÁN THÂN BẤT TOẠI

Do chân tay bị tê cứng mà người bệnh bán thân bất toại không thể nằm thẳng người để ngủ; nếu cứ phài chịu đựng như thế một thời gian dài sẽ dễ gêy nên những chứng bệnh khác. Vì người bệnh không thề tự mình lật, đổi tư thế được, cho nên cứ vài tiếng đồng hồ thì người hộ lý phải thay đổi tư thế thân và tay chân nguời bệnh sang vị trí khác. Có thay đổi đúng đắn tư thế nằm của người bệnh thì mới ngăn ngừa được sự tê cứng các khớp xương và tránh cho cơ thể khỏi bị biến dạng. Đồng thời người hộ lý còn phải giúp cho người bệnh vận động các khớp xương tay chân, để phục hồi chức năng vận động của cơ thể.

1. PHƯƠNG PHÁP DUỖI THẲNG TAY CHÂN BỊ TÊ CỨNG


Đặt ngưởi bệnh nằm ngửa; kéo bả vai phía bên thân bị tê liệt ra phía ngoài, kẹp chặt giữa cánh tay và nách người bệnh một chiếc khăn bông lớn cuốn tròn như một chiếc ống. Bàn chân của chân bị tê liệt ép vào một miếng gỗ rồi dựa chặt vào thành giường hoặc mặt tường, dùng gối hoặc khăn cố định lại; người hộ lý ngồi yên, tay giữ chặt khăn không cho bàn chân người bệnh xoay ra, xoay vào. 

2. VẬN ĐỘNG SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỚP XƯƠNG TAY

Đặt người bệnh nằm ngửa; người hộ lý nắm chặt cổ tay người bệnh kéo duỗi cánh tay thẳng ra; động tác này cần làm nhẹ nhàng, chầm chậm để tránh gây đau đớn cho người bệnh. Ban đầu thì giữ chặt khuỷu tay, gập nhẹ cẳng tay và cánh tay thành một góc vuông; tiếp đó dời vị trí bị đè chặt đến sát nách, kéo cánh tay duỗi thẳng ra; cứ thế tiến hành lặp đi lạp lại nhiều lần. Đồng thời cũng cần phải kéo thẳng từng ngón tay bị co quắp vì tê cứng ra và nhẹ nhàng, chậm rãi vận động sự chuyển động cổ tay người bệnh.

3. VẬN ĐỘNG SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA KHỚP XƯƠNG CHÂN

Đè người bệnh nằm ngửa; người hộ lý nắm lấy gót chân rồi co, duỗi thẳng chân người bệnh thật nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh gây đau đớn cho ngưòi bệnh. Đầu tiên cần giữ chặt đầu gối, từ từ gấp cẳng chân lại đến một mức độ nào đó rồi trở về trạng thái cũ, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần. Tiếp đó giữ chặt gót chân mà xoay nhẹ mũi chân ra ngoài vào trong nhiều lần; và nhẹ nhàng vận động sự hoạt động của gót chân. 

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.