I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN
NHÂN
- Triệu chứng của bệnh cao huyết
áp là huyết áp tối đa cao trên 160 mmHg, hoặc huyết áp tối thiểu cao trên 95
mmHg liên tục xảy ra, thỉnh thoảng cảm thấy bị sung huyết hoặc toàn thân mỏi mệt,
nôn nao khó chịu, đầu đau nhức, hai bả vai tê mỏi. Điều khá nguy hiểm là cho đến
khi bệnh đã khá nặng mà rất nhiều bệnh nhân vẫn không tự phát hiện ra.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
- Khi đầu đau buốt, hoa mắt
chóng mặt, chân tay tê liệt, buồn nôn, tức ngực khó thở thì nhất thiết phải điều
trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, khi gặp các trường hợp:
mệt mỏi kéo dài, đầu bị sung huyết, vùng cổ và vai nhức mỏi thì cần tiến hành
trị liệu lên các huyệt đạo có quan hệ. Quan trọng nhất là phải tiêu trừ chứng
phù nề phía sau đầu và nhức mỏi cổ; thứ đến là phải phòng ngừa hiện tượng tay
chân hàn lạnh, để tránh sung huyết nửa thân trên. Các huyệt đạo quan trọng cần
phải trị liệu là Bách hội ở trên đầu; Thiên trụ, Thiên đỉnh ở cổ; Nội quan, Hợp
cốc ở tay; Tam lý, Dũng tuyền, Nội dũng tuyền ở chân.... Ngoài những huyệt đạo ấy
thì ấn lên huyệt Kiên tỉnh, các huyệt Quyết âm du đến Thận du ở lưng và Đại cự ở
bụng... cũng rất có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG
LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT BÁCH HỘI
- Vị trí: Nằm giữa đỉnh đầu,
ngay tại giao điểm của đường thẳng nối hai tai và đường thẳng giữa hai lông mày
ra sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người
bệnh ngồi thẳng; người trị liệu ở phía sau hai tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón
tay cái ấn nhè nhẹ lên huyệt Bách hội của người bệnh sẽ tiêu trừ cảm giác nôn
nao khó chịu toàn cơ thể; rất hiệu quả chữa trị chứng đau đầu, nặng đầu, chóng
mặt buôn nôn do huyết áp không bình thường gây nên.
▼ HUYỆT HỢP CỐC
- Vị trí: Nằm trên mu bàn
tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.
- Phương pháp trị liệu: Một
tay của người trị liệu nắm lấy cổ tay người bệnh như tư thế bắt tay, đầu ngón
tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc, không chỉ tiêu trừ chứng đau đầu, nặng đầu,
nôn nao khó chịu, cảm giác mất hết sức lực mà còn trị liệu chứng xuất huyết đáy
mắt do cao huyết áp gây nên.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
qua và cách Nhâm mạch chừng hai đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới
cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước,
hai tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thận du
của người bệnh, tiêu trừ chứng đau nhức lưng và vùng eo lưng. Tiến hành bấm huyệt
kết hợp với massage từ huyệt Quyết âm du, Tâm du, Can du cho đến Thận du sẽ
càng hiệu quả.
▼ HUYỆT THIÊN ĐỈNH
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng
hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, sát sau cơ cổ.
- Phương pháp trị liệu: Người
trị liệu ở phía sau lưng người bệnh, một tay giữ vai người bệnh, còn đâu ngón
trỏ của tay kia ấn và day nhẹ lên huyệt Thiên đỉnh của người bệnh. Đây là huyệt
đạo phân bổ rất nhiều mạch máu và dây thần kinh liên kết buồng tim với đầu, là
huyệt đạo trọng yếu điều tiết sự tuần hoàn khí huyết, giải trừ chứng nhức mỏi
vùng cổ và vai.
▼ HUYỆT NỘI DŨNG TUYỀN
- Vị trí: Nằm trong lòng bàn
chân, ngay chỗ lõm phía dưới khối cơ gan chân trong, trên đường thẳng nối ngón
cái với gót chân, cách đầu ngón chân cái chừng 1/3 chiều dài bàn chân.
- Phương pháp trị liệu: Người
bệnh nằm sấp, co hai cẳng chân, đưa hai bàn chân lên; người trị liệu dùng hai nắm
đấm của mình thay nhau gõ nhẹ 100 lần lên huyệt Nội dũng tuyền sẽ làm giảm tình
trạng cao huyết áp.
- Người bệnh có thể ngồi trên
ghế, dùng biện pháp ấy đề tự chữa trị. Dùng ngón tay cái day ấn mạnh
xung quanh huyệt Dũng tuyên sẽ có tác dụng thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần
hoàn.