970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

- Thân thể mỏi mệt, mất sức mà không rõ nguyên nhân, tuy ăn uống vẫn đầy đủ chất nhưng ngày càng phù thủng, nước tiểu nhiều, luôn khát nước, đó chính là triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

- Nguyên nhân chính gây nên bệnh đái tháo đường là vì chất insulin do tụy tiết ra không đủ để biến tất cả thành phần đường trong cơ thể thành năng lượng. Ngoài ra thì uống rượu quá nhiều, quá lao lực, chịu quá nhiều áp lực hoặc quá béo phì… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

- Nếu chỉ dựa vào liệu pháp bấm huyệt thì không thể trực tiếp thúc đẩy tụy tiết ra nhiều chất insulin; vì thế liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ, với mục đích là giúp cho chức năng tụy hoạt động tốt, làm giảm bớt các triệu chứng của đái tháo đường.

- Để thực hiện mục đích ấy, ấn lên hai huyệt Tỳ du trên lưng; Tam âm giao, Địa cơ của chân… sẽ có hiệu quả. Để thúc đẩy sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, tiến hành ấn lên các huyệt từ Can du đến Vị du, Thận du; từ Trung quản đến Thiên khu, Đại cự. Để trị liệu chứng toàn thân nhức mỏi, tâm thành hoang mang bấn loạn thì ấn huyệt Thiên trụ trên đầu. Trị chứng tay chân bủn rủn, tê mỏi thì bấm các huyệt Khúc trì, Âm lăng tuyền, Túc tam lý…

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TỲ DU


- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, để khắc phục các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 11 chừng 1,5 đốt ngón tay, ngay giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên hông người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Tỳ du của người bệnh, để thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, khắc phục các triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Kết hợp ấn lên huyệt Vị du phía dưới huyệt Tì du, có tác dụng điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày, giúp trị liệu càng hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN KHU


- Tác dụng: Thúc đầy chức năng hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống tiết niệu.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh đùi người bệnh, chồm vế phía trước, cả ba ngón tay trỏ, giữa và vô danh (ngón tay đeo nhẫn) trên hai bòà tay người trị liệu khép chặt với nhau, dùng sức vừa phải cùng lúc ấn lún vào lớp mỡ bụng phía trên huyệt Thiên khu của người bệnh, có hiệu quả thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tiêu hóa và hệ thống tiết niệu. Ấn thêm lên các huyệt Thủy phân và Thủy đạo quanh huyệt Thiên khu sẽ có hiệu quả trị liệu chứng đái rắt, đái nhiều.

▼ HUYỆT KHÚC TRÌ:


- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác khó chịu, đau cổ họng, luôn khát nước.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nếp nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.

- Phương pháp trị liệu: Lòng bàn tay người trị liệu đỡ khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái gập vào ấn mạnh vào huyệt Khúc trì của người bệnh; có hiệu quả trị liệu các triệu chứng đau cổ họng; đặc biệt là chứng đau rát cổ họng, luôn khát nước và cảm giác khó chịu do bệnh đái tháo đường gây nên.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ:


- Tác dụng: Điều chỉnh chức năng hoạt động của Vị Tràng (dạ dày và ruột).

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch ở phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người điều trị quỳ bên đùi người "bệnh, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Đại cự của người bệnh; có hiệu quả điều chỉnh chức năng hoạt động của Vị Tràng; kết hợp massage từ huyệt Trung quản tới huyệt Quan nguyên sẽ càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ:


- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác toàn thân mệt mỏi và tinh thần hoảng loạn do bệnh đái tháo đường gây ra.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài 2 thớ cơ lớn và đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ; kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng đầu đau nhức, toàn thân nhức mỏi, khó chịu, tâm thần hoảng loạn... do bệnh đái tháo đường gây nên.

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO:


- Tác dụng: Thúc đẩy sự hoạt động của chức năng tụy, khắc phục các triệu chứng của bệnh nội tạng.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, bàn tay úp xuống nắm lấy chặt cẳng chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Tam âm giao, có hiệu quả thúc đẩy chức năng hoạt động của tụy, khắc phục các chứng bệnh nội tạng như suy nhược dạ dày... Ấn thêm huyệt Địa cơ cáng có hiệu quả.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.