I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN
NHÂN
Triệu chứng ban đầu là:
sáng sớm khi thức dậy cảm thấy đầu các: ngón tay, chân cứng nhắc không linh
hoạt, tay chân có cảm giác tê dại. Các khớp xương bị đau dần từ khớp nhỏ đến
các khớp lớn, cơ thể cảm thấy mỏi mệt mà không rõ nguyên nhân, nhạt miệng
biếng ăn, mất ngủ, rồi đến các triệu chứng tay chân hàn lạnh, đau lưng, bí tiểu
tiện, thiếu máu xuất hiện...
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Lấy các huyệt đạo xung
quanh khớp xương bị đau nhức làm trung tâm, tiến hành bấm huyệt vừa đủ mạnh
và massage thật tỉ mỉ. Các huyệt Khúc trì, Khúc trạch, Xích trạch trên cánh
tay, Dương khê, Dương trì, Thái uyên, tại lăng trên cổ tay, Nội tất nhãn,
ngoại tất nhãn trên đầu gối, Giải khê, Thái khê trên cổ chân... có hiệu quả
trị liệu đặc biệt. Để khắc phục triệu chứng toàn thân nhức mỏi thì tỉ mỉ ấn
lên các huyệt Can du, Tỳ du trên lưng, Thận du ở eo lưng, Trung quản, Thiên
khu, Đại cự ở vùng bụng. Bấm huyệt kỹ lưỡng kết hợp với massage, làm cho máu
huyết lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể là trọng tâm trị liệu. Thực hiện liệu
pháp châm cứu lên các huyệt đạo trên cũng rất có hiệu quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG
LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT THÁI UYÊN
- Tác dụng: Khắc phục
chứng tê bại tay.
- Vị trí: Nằm trên cạnh
cổ tay, ngay tại gốc ngón tay cái.
- Phương pháp trị liệu: Bàn
tay người trị liệu nắm phía ngoài cổ tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh
lên huyệt Thái uyên của người bệnh, có hiệu quả khắc phục triệu chứng mỏi mệt
của tay và đau nhức khớp cổ tay. Tiếp đó tiến hành xoa bóp lần lượt từng ngón
tay từ ngón cái đến ngón út để nâng cao hiệu quả.
▼ HUYỆT ĐẠI LĂNG
- Tác dụng: Làm cho các ngón
tay vận động linh hoạt.
- Vị trí: Nằm gần giữa khớp
cổ tay trong, nơi tiếp giáp bàn tay và cổ tay trong, hơi lệch về phía ngón tay
cái.
- Phương pháp trị liệu: Bàn
tay người trị liệu nằm phía ngoài cổ tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh
lên huyệt Đại lăng của người bệnh, có hiệu quả làm cho các ngón tay vận động
linh hoạt. Nên tập thành thói quen mỗi khi ngủ dậy thì day ấn lên huyệt
Dương trì ở giữa cổ tay phía mu bàn tay cùng với huyệt đạo này, sẽ đạt được kết
quả tương tự.
▼ HUYỆT XÍCH TRẠCH
- Tác dụng: Khắc phục trạng
thái bất thường của cẳng tay, từ khuỷu tay đến các ngón tay.
- Vị trí: Nằm gân chính
giữa nếp gấp phía trong khuỷu tay, về hướng ngón tay cái.
- Phương pháp trị liệu: Bàn
tay người trị liệu nắm khuỷu tay phía ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái
ấn mạnh đển mức lún vào da thịt phía bên trên huyệt Xích trạch, có hiệu quả
tiêu trừ trạng thái tê cứng, đau nhức của cả cẳng tay từ khuỷu trở xuống
(cánh tay dưới). Huyệt đạo này rất hiệu quả trong việc trị liệu chứng thấp
khớp mạn tính.
▼ HUYỆT KHÚC TRẠCH
- Tác dụng: Tiêu trừ sự đau
nhức tê cứng của cánh tay dưới.
- Vị trí: Nằm gần chính giữa
nếp gấp phía trong khuỷu tay, hơi lệch về hướng ngón tay út.
- Phương pháp trị liệu: Bàn
tay người trị liệu nắm bên ngoài khuỷu tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh
đến lún vào da thịt bên trên huyệt Khúc trạch, làm tiêu trừ sự đau nhức, tê
cứng trên cánh tay. Kết hợp với việc tiến hành ấn huyệt và massage lên huyệt
Khúc trì một cách từ từ càng phát huy hiệu quả.
▼ HUYỆT GIẢI KHÊ
- Tác dụng: Làm thư giãn sự
tê cứng khớp cổ chân, làm cho cổ chân vận động linh hoạt.
- Vị trí: Nằm gần giữa khớp
cổ chân phía trước, hơi lệch về mắt cá chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Đế
người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay
nắm lấy hai gót chân, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Giải khê
của người bệnh, làm tiêu trừ triệu chứng đau nhức và tê cứng cổ chân, giúp cổ
chân vận động linh hoạt.
▼ HUYỆT THÁI KHÊ
- Tác dụng: Thúc đẩy máu
huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ triệu chứng tê cứng cổ chân và gót chân.
- Vị trí: Nằm ngay phía sau
mắt cá chân trong.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm ngửa; bàn tay người trị liệu nắm lấy phía trước cổ chân người
bệnh đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Thái khê, có hiệu quả thúc đẩy máu
huyết trong chân lưu thông tuần hoàn tiêu trừ triệu chứng tê cứng cổ chân và
gót chân.