I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN
NHÂN
Ngoài các nguyên nhân do bị:
thấp, thống phong, chấn thương đầu gối... thì các triệu chứng đầu gối bị tê cứng,
phù nề, đau nhức, rất khó co duỗi, không thể ngồi thoải mái... chủ yếu là xương
đầu gối bị lão hóa gây nên. Do quá đau đớn mà buớc đi phải thật nhẹ, vì vậy làm
cho lưng phải chịu thêm gánh nặng, làm cho cơ bắp bị suy thoái. Trường hợp bệnh
nặng thì đầu gối bị sưng phù, tích nước hoặc khớp xương có thể bị biến dạng.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để tiêu trừ đau nhức và thúc
đẩy máu huyết vùng quanh đầu gối lưu thông tuần hoàn, tiến hành liệu pháp huyệt
đạo đối với các huyệt Huyết hải, Túc tam lý, Âm lăng tuyền, Thừa sơn, Độc ty, Ủy
trung. Khi có triệu chứng đau lưng lại ấn tiếp lên các huyệt Thận du, Chí thất,
Đại tràng du ở vùng eo lưng; nếu chân tê mỏi hoặc đau nhức thì đồng thời ấn lên
huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân. Sử dụng các liệu pháp châm cứu hiệu quả cao,
nhất là châm liên tục lên huyệt Nội tất nhãn, không chỉ làm giảm đau nhức còn
khắc phục được triệu chứng sưng phù tích nước ở đầu gối. Nếu khi làm động tác vặn,
uốn lưng mà gây đau đầu gối thì khích thích lên huyệt Ngoại tất nhãn rất có hiệu
quả.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG
LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT HUYẾT HẢI
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết
vùng đầu gối lưu thông tuần hoàn, khắc phục đau đầu gối.
- Vị trí: Nằm phía trên khớp
xương đầu gối trong chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía chân người bệnh,
hai ban tay ôm phía ngoài hai đầu gối, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn mạnh
lên hai huyệt Huyết hải, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục chứng
đau đầu gối.
▼ HUYỆT ĐỘC TỴ
- Tác dụng: Càng có hiệu quả
cao trong việc khắc phục các triệu chứng của bệnh đau đầu gối nếu cùng kích
thích lên các huyệt Nội tất nhãn, Ngoại tất nhãn.
- Vị trí: Nằm sát phía dưới
xương bánh chè chính giữa đầu gối.
- Phương pháp trị liệu: Người
bệnh nằm ngửa, co hai chân hoặc ngồi thẳng trên ghế, cẳng chân vuông góc với
đùi; hai bàn tay người trị liệu ôm phía ngoài hai bắp chân, đầu hai ngón tay
cái ấn mạnh lên huyệt Độc ty của người bệnh; cùng kết hợp với việc ấn lên các
huyệt Nội tất nhãn và Ngoại tất nhãn sát bên nó, khắc phục rất hiệu quả các triệu
chứng đau nhức, sưng phù tích nước... của bệnh đau đầu gối.
▼ HUYỆT ÂM LĂNG TUYỀN
- Tác dụng: Tiêu trừ nhức mỏi
gân cốt và đau nhức đầu gối.
- Vị trí: Nằm trên cẳng chân
trong, ngay chỗ lõm bên dưới khớp gối.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm ngửa (hoặc đứng thẳng); bàn tay người trị liệu nắm đầu gối trước,
đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Âm lăng tuyền của người bệnh, không chỉ
có hiệu quả tiêu trừ đau nhức đầu gối mà cả triệu chứng nhức mỏi gân cốt.
Lưu ý: lúc người bệnh quá
đau đớn thì không được ấn huyệt quá mạnh.
▼ HUYỆT TÚC TAM LÝ
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết
lưu thông tuần hoàn khắc phục triệu chứng đau nhức tê mỏi chân.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài
xương cảng chân, phía dưới đầu gối chừng ba đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về phía trước, hai
tay nắm hai bắp chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Túc
tam lý của người bệnh, lộp lại như thế nhiều lần, có hiệu quả thúc đẩy máu huyết
lưu thông, khắc phục bệnh đau đầu gối và cảm giác đau nhức tê mỏi
▼ HUYỆT THỪA SƠN
- Tác dụng: Khắc phục cảm
giác đau nhức, tê dại vùng cẳng chân phía dưới đầu gối.
- Vị trí: Nằm trên đường
trung tâm phía sau cẳng chân, ngay phía dưới cơ bụng chân (bắp cẳng chân).
- Phương pháp trị liệu: Để
người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ phía dưới chân, chồm về phía trước, hai
bàn tay nắm hai bên cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai
huyệt Thừa sơn của người bệnh và kéo dài mấy giây, lặp lại như thế vài lần đồng
thời với việc massage từ huyệt Ủy trung đến huyệt Thừa sơn, càng thêm hiệu quả.
▼ HUYỆT ỦY TRUNG
- Tác dụng: Khắc phục đau nhức
vùng xung quanh gối.
- Vị trí: Nằm ngay chính giữa
phía sau đầu gối.