I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Mặt bị hàn lạnh lâu dài, thường xuyên lo lắng khổ tâm... sẽ dần làm cho khuôn mặt bị tê cứng, không thể biểu lộ được sự vui vẻ, tươi cười đó là triệu chứng bệnh tê liệt thần kinh mặt. Khi thần kinh mặt bị tê liệt vì trúng độc rượu cồn hoặc bị trúng gió thì sẽ làm cho một bên mặt bị liệt. Còn trường hợp phần cơ mặt phía bên trên cơ mắt bị co giật thì ngoài các nguyên nhân bị đau đớn, căng thẳng nhức mỏi... còn do một số chứng bệnh khác gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trường hợp cả khuôn mặt bị tê cứng thì dùng khăn nóng đắp lên và xoa khắp mặt, tiếp đó ấn lên các huyệt đạo trên mặt từ trán đến quanh mắt, rồi xuống quanh vùng miệng, đồng thời tiến hành xa bóp massage toàn bộ vùng mặt. Đối với hiện tượng cơ mặt bị co giật thì bí quyết là ấn lên các huyệt đạo ở sau cổ và bả vai để làm mềm sự căng cứng cơ mặt. Đối với chứng co giật quanh mắt thì ấn lên các huyệt Tinh minh, Đồng tử liêu. Chứng co giật vùng hai má thì ấn lên huyệt Quyền liêu, Hạ quan; còn môi co giật thì ấn lên huyệt Tứ bạch, Địa thương; nếu có cảm giác đau đớn thì bấm lên huyệt Ế phong. Thực hiện các biện pháp trên đồng thời với xoa bóp nhẹ nhàng, sẽ rất hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT Ế PHONG

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng co giật và đau đớn vùng mặt.

- Vị trí: Nằm ngay chỗ lỏm phía sau dái tai.

- Phương pháp trị liệu: Ngươi trị liệu ở phía sau, dùng đầu hai ngon tay trỏ ấn nhẹ lên hai huyệt Ế phong của người bệnh rồi buông ra, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ có hiệu quả tiêu trừ chứng co giật và cám giác đau đớn vùng mặt. Người bệnh có thế tự trị liệu bằng cách dùng hai bàn tay ôm lấy hai bên   khuôn mặt,hai đầu ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Ế phong của mình, rồi buông ra; lặp lại nhiều lần như thế.

▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU

- Tác dụng: Giải trừ chứng co giật da mặt.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài hốc đuôi mắt gần một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn nhanh và hơi mạnh lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh, rồi buông ngay ra; lặp lại động tác ấy nhiêu lần, sẽ tiêu trừ chứng co giật da mặt. Cùng tiến hành cả hai biện pháp bấm huyệt và xoa bóp massage lên vùng huyệt Ti trúc không gần đuôi mắt thì hiệu quả khắc phục triệu chứng tê liệt cơ mặt càng cao.

▼ HUYỆT QUYỀN LIÊU

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng tê cứng và co giật vùng má.

- Vị trí: Nằm bên dưới chỗ gồ lên của xương gò má, dưới đuôi mắt.


- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng hai hai bàn tay ôm hai bên má, hai đâu ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Quyền liêu của người bệnh trong thời gian từ 5 đến 10 giây; sẽ có hiệu quả làm giảm hẳn chứng tê cứng và co giật ở má. Cơ má bị tê liệt thì từ từ xoa bóp từ huyệt Quyền liêu đến chung quanh huyệt Hạ quan sẽ có hiệu quả. 

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi mắt bị đau nhức thì ngoài các triệu chứng hoa mắt, lóa mắt, mắt nhìn không rõ, sung huyết... còn có hiện tượng đau vùng vai, cổ và đau đầu mà nguyên nhân của nó là do cơ thể và thần kinh quá mệt mỏi suy nhược, thiếu ngủ, đeo kính không đúng độ hoặc bắt đầu thời kỳ lão hóa mắt.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu mắt bị nhức mỏi đơn thuần do làm việc quá độ thì dùng liệu pháp bấm huyệt kích thích lên các huyệt Đồng tử liêu, Tinh minh xung quanh mắt và các huyệt Toán trúc, Ty trúc không ở lông mày sẽ có hiệu quả. Cần lưu ý là khi mới bắt đầu ấn huyệt không dùng sức quá mạnh mà phải tăng dần từ nhẹ đến mạnh, và không được ấn thẳng lên nhãn cầu. Bấm thêm các huyệt Thái dương và Khúc tấn sẽ càng hiệu quả. Khi bị nặng đầu thì ấn lên huyệt Bách hội để giải trừ.

Khi vùng cổ hoặc vai bị tê cứng thì tiến hành bấm huyệt kết hợp với xoa bóp massage từ các huyệt Thiên trụ, Phong trì đến Kiên tỉnh, Khúc viên, Kiên trung du và ấn lên huyệt Thận du ở eo lưng sẽ còn có hiệu quả tiêu trừ chứng mỏi mệt và đau nhức toàn thân.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THÁI DƯƠNG

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt và đem lại sự trong sáng cho thị giác.

- Vị trí: Chính giữa khoảng cách đuôi lông mày với đuôi mắt, mỗi bên một huyệt.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ hoặc ngón cái từ từ ấn mạnh dần lên hai huyệt Thái dương của người bệnh, tiêu trừ chứng nhức mỏi mắt, đem lại sự trong sáng cho thị giác.

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: Làm dịu cơn đau nhức vùng cổ do mắt nhức mỏi nghiêm trọng gây ra.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phuơng pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm đầu nguời bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng đau nhức do cơ thể và mắt làm việc quá mệt mỏi tạo ra, đem lại cảm giác nhẹ nhõm. Ấn thêm huyệt Phong trì, sẽ càng hiệu quả hơn.

▼ HUYỆT ĐỒNG TỬ LIÊU

- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu trị liệu chứng nhức mỏi mắt.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên trên xương gò má, phía ngoài đuôi mắt chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng, hai đầu ngón tay trỏ từ từ dùng lực ấn lên hai huyệt Đồng tử liêu của người bệnh chừng hai giây, rồi thôi; cứ thế lặp lại nhiêu lần sẽ có tác dụng trị liệu chứng nhức mỏi mắt. Nếu quá đau nhức thì kết hợp thêm liệu pháp massage xung quanh huyệt đạo này, sẽ càng hiệu quả.

▼ HUYỆT TINH MINH

- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau nhức do chứng nhức mỏi mắt gây nên, đem lại sự sảng khoái cho tinh thần.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ở chỗ lõm giữa hốc mắt và sống mũi, đối xứng nhau qua xương sống mũi.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón trỏ nhẹ nhàng day ấn lên hai huyệt Tinh minh của người bệnh, làm giảm hẳn chứng nhức mỏi mắt và cảm giác đau đớn, làm cho tinh thần nhẹ nhõm, khoan khoái. Chú ý không được ấn lên nhãn cầu. Người bệnh có thể dùng hai ngón tay cái và trỏ kẹp, ấn và day lên hai huyệt đạo ấy để tự chữa trị.

▼ HUYỆT KIÊN TỈNH

- Tác dụng: Tiêu trừ sự nhức mỏi mắt và khắc phục chứng đau nhức vùng vai do nó gây ra.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi; người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay nắm lấy bả vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh của người bệnh, sẽ làm giảm chứng đau nhức vùng vai do bệnh nhức mỏi mắt gây nên. Tiếp đó, ấn lên các huyệt Khúc viên, Kiên trung du kết hợp với liệu pháp massage khu vực quanh các huyệt đạo này càng hiệu quả.

Khi mắt quá mệt mỏi thường có các biểu hiện đi kèm như hai bả vai hoặc cổ cứng nhắc, tê mỏi, nếu nặng hơn thì gây cảm giác nặng đầu, toàn thân khó chịu; và sẽ càng đặc biệt khó xử khi đang điều khiển thiết bị hoặc đang lái xe. Để khắc phục các hiện tượng ấy, thì việc tìm hiểu liệu pháp huyệt đạo đơn giản mà tự mình có thể thực hiện được dễ dàng là một điều rất tốt. Những huyệt đạo chủ yếu nhất là Bách hội trên đầu, Thiên trụ, Phong trì trên cổ… giúp chữa trị các triệu chứng trên, người bệnh ngồi thẳng trên ghế, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái day ấn lên các huyệt đạo ấy rất dễ dàng, sau đó day ấn và xoa mạnh lên huyệt Thái dương sẽ rất hiệu quả. Những thời gian giải lao giữa buổi làm việc, lập tức tiến hành các phương pháp ấy, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.


Lưu ý: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐI KÈM VỚI CHỨNG NẶNG ĐẦU

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Tuy mũi không bị bệnh nhưng dù đã hỉ mũi nhiều lần mà vẫn chảy mũi nước hoặc mũi đặc như mủ, làm ngạt thở, gây cảm giác rất khó chịu… là bởi các nguyên nhân như: bắt đầu bị cảm cúm, bị mất ngủ hoặt quá mẫn cảm với các loại phấn hoa sinh ra đầu mùa xuân… gây ra.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Dùng liệu pháp huyệt đạo kích thích lên các huyệt đạo dọc theo sống mũi, đầu và mũi sẽ có hiệu quả. Trước tiên, từ từ bấm lên huyệt Bách Hội trên đỉnh đầu, nơi tụ hội hệ thống tuần hoàn có quan hệ mật thiết tới sức khỏe và các huyệt đạo xung quanh đỉnh đầu, sẽ tiêu trừ cảm giác nặng đầu do chứng ngạt mũi gây ra. Tiếp đó, ấn đầu ngón tay với sức hơi mạnh lên các huyệt đạo Khúc sai, Tinh minh, Nghinh hương dọc theo sống mũi, nhiều làn. Nên kết hợp với việc ấn lên các huyệt Phi dương, Côn lôn ở chân, càng hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT PHI DƯƠNG

- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng trong việc trị liệu chứng ngạt mũi.

- Vị trí: Nằm ở phía sau và bên ngoài bắp chân chừng một đốt ngón tay, cao hơn mắt cá chân ngoài chừng bảy đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, hai lòng bàn tay ôm hai cẳng chân, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Phi dương của người bệnh. Kết hợp với việc tác động lên các huyệt cùng phía ở vùng mũi, thì mới có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ chứng ngạt mũi và cảm giác nặng đầu do nó gây nên.

▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG

- Tác dụng: Phục hồi chức năng khứu giác của mùi.

- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ ấn mạnh dần lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh, làm thông mũi đông thời hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa. Trị liệu thêm huyệt Tinh minh càng hiệu quả.

▼ HUYỆT CÔN LÔN

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng ngạt mũi.

- Vị trí: Nằm ở phía sau mắt cá chân ngoài.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm sấp, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ phía dưới, dùng lòng bàn tay đỡ cổ chân trước, đồng thời đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Côn lôn của người bệnh, tiêu trừ chứng ngạt mũi và nặng đầu do bệnh ấy gây nên. Kết hợp tác động lên các huyệt đạo vùng mũi cùng phía thì hiệu quả mới cao.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Trong mũi có mủ được gọi là viêm xoang mũi; vì viêm xoang nên mũi thường xuyên có mủ gây ra triệu chứng ngạt mũi. Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm mũi mạn tính là do niêm mạc mũi bị viêm làm cho chảy mũi nước, ngạt mũi liên tục, dễ dẫn đến các chứng hoa mắt chóng mặt, làm giảm trí nhớ, khả năng tập trung của trí óc.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Thực hiện bấm huyệt lên các huyệt Thông thiên, Phong trì ở trên đầu và cổ sẽ làm tiêu trừ chứng ngạt mũi, chảy mũi nước. Tiếp đó dùng lòng đầu ngón tay day ấn từ từ lên các huyệt đạo Nghênh mi ở giữa lồng mày; Tinh minh ở hốc mắt; Nghênh hương ở bên cánh mũi; Cự liêu ở trên mặt... có hiệu quả phục hồi chức năng khứu giác bị thoái hóa. Chứng ngạt mũi mạn tính khiến hô hấp rất khó khăn, nhiều lúc phải hít thở bằng miệng dẫn đến viêm họng; trong trường hợp này ấn lên huyệt Thiên đột ở yết hầu và các huyệt đạo xung quanh huyệt Phế du ở lưng, sẽ có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT CỰ LIÊU

- Tác dụng: Làm giảm các triệu chứng của bệnh mũi mạn tính, làm cho thông mũi.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm phía ngoài cánh mũi chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Cự liêu của người bệnh, lặp lại nhiều lần động tác ấy sẽ làm thông mũi. Kết hợp ấn lên hai huyệt Nghênh hương ở phía trong huyệt Cự liêu, hiệu quả sẽ càng cao, có thể làm hồi phục chức năng khứu giác bị thoái hóa.

▼ HUYỆT PHONG TRÌ

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Phong trì của người bệnh; tiếp đó trị liệu hai huyệt Thiên trụ làm tiêu trừ chứng nặng đầu, hoa mắt chóng mặt do ngạt mũi mạn tính gây nên. Dùng biện pháp châm cứu lên các huyệt đạo ấy cũng rất hiệu quả.

▼ HUYỆT THÔNG THIÊN

- Tác dụng: Làm giảm hẳn triệu chứng đau đầu, nặng đầu do ngạt mũi mạn tính gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai tai đối xứng nhau qua huyệt Bách hội và cách huyệt Bách hội chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thông thiên của người bệnh, sẽ tiêu trừ triệu chứng nặng đầu, đau đầu do bị ngạt mũi mạn tính gây nên. Kết hợp với biện pháp massage từ huyệt đạo ấy lên đỉnh đầu và xung quanh cổ sẽ càng hiệu quả.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng chảy máu mũi (thường gọi là chảy máu cam) xảy ra phần nhiều là do hỉ mũi quá mạnh, hoặc động chạm mạnh làm thương tổn niêm mạc mũi. Ngoài ra, còn do cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đầu sung huyết, hoặc thần kinh mất cân bằng do bị stress nặng gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi máu mũi chảy nhiều thì nhất thiết phải điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Khi chảy máu mũi, có thể bóp hai lỗ mũi lại dể không cho máu tiếp tục. Nếu chữa trị bằng liệu pháp huyệt đạo thì trước tiên dùng lòng ngón tay cái ấn nhẹ lên các huyệt Thiên trụ, Phong trì, Phong phủ trên cổ, tiếp đó ấn mạnh lên các huyệt Đại chùy, Thân trụ trên lưng và các huyệt Cự liêu và Nghinh hương bên cạnh mũi; ấn nhẹ các huyệt Ôn lưu hoặc Hợp cốc trên tay để tăng hiệu quả. Nếu chảy máu mũi do bệnh cao huyết áp thì ấn lên các huyệt Bách hội trên đỉnh đầu, Nhân nghinh nơi yết hầu sẽ có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT NGHINH HƯƠNG

- Tác dụng: Khắc phục tình trạng hay bị chảy máu mũi.

- Vị trí: Hai huyệt nằm sát hai bên cánh mũi.

- Phương pháp trị liệu: Lòng đầu hai ngón tay trỏ của người trị liệu từ từ ấn mạnh lên hai huyệt Nghinh hương của người bệnh từ 3 đến 5 giây, lặp lại nhiêu lần như thế có tác dụng làm ngưng chảy máu mũi. Thường xuyên thực hiện liệu pháp này mỗi ngày sẽ cải thiện hiệu quả thể chất người bệnh, không còn hay bị chảy máu mũi nữa.

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY

- Tác dụng: Có hiệu quả đặc biệt trong việc tiêu trừ chứng chày máu mũi và tê cứng vùng cổ.

- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, bàn tay giữ chặt vai người bệnh, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Đại chùy của người bệnh, không chỉ làm ngưng chảy máu mũi mà còn làm giảm hẳn chứng tê cứng vùng cổ. Kết hợp biện pháp massage hoặc ấn lên huyệt Thân trụ trên lưng, ngay phía dưới huyệt Đại chùy càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT HỢP CỐC

- Tác dụng: Làm ngưng chảy máu mũi và tăng cường thể chất.

- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.

- Phương pháp trị liệu: Một tay nguời trị liệu nắm cổ tay, còn tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh; kiên trì thực hiện liên tục động tác này có thể khắc phục được hiện tượng hay chảy máu mũi.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN 

Chứng ù tai có nhiều triệu chứng biểu hiện như: trong tai luôn luôn có những âm thanh sắc nhọn, chói lói vang lên nhức buốt, hoặc có những âm thanh rất nhỏ cứ vang lên rin rít, líu ríu liên tục... Sở dĩ có hiện tượng ấy là vì màng nhĩ bị viêm hoặc tai trong, tai giữa bị bệnh; cũng có thể do bệnh huyết áp, cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi (stress) hoặc giả do sự thay đổi của áp suất không khí gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi bị bệnh ù tai thì trọng điểm chữa trị là tác động lên 4 huyệt đạo quan trọng: Thính cung, Giác tôn, Khiếu âm, Ế phong xung quanh tai. Trước tiên tỉ mỉ ấn lên các huyệt đạo ấy, tiếp đó ấn lên các huyệt Thiên trụ và Phong trì trên cổ. Lấy hai huyệt Thiên trụ và Phong trì làm một cạnh đáy vẽ một tam giác đều có đỉnh nằm phía dưới. Điểm đỉnh ấy tuy không là một huyệt đạo nhưng là điểm có quan hệ mật thiết tới việc điều chỉnh chứng bệnh ù tai (gọi là Điểm điều chỉnh ù tai); dùng kỹ thuật bấm huyệt tác động lên điểm đó cũng đem lại hiệu quả tích cực. Ngoài ra, việc kích thích lên các huyệt Bách hội, Hàm yếm trên đáu; Thái khê trên chân cũng rất hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT GIÁC TÔN

- Tác dụng: Làm giảm nhẹ chứng ù tai và khắc phục chứng tê cứng vùng đầu và cổ.

- Vị trí: Nằm sát mí tóc phía bên trên vành tai.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Giác tôn của ngưòi bệnh trong vòng từ 3 đến 5 giây, tức là ấn cho đến khi- trong tai cảm thấy bị kích thích thì ngưng lại, cứ tiếp tục như thế nhiêu lần sẽ khắc phục được tình trạng vùng đầu và cổ bị tê cứng, giàm hẳn chứng ù tai. Ấn tiếp lên các huyệt Ế phong, Thính cung và Khiếu âm xung quanh tai càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: Rất có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai và tê cứng cơ cổ.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ co lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phưong pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm chặt hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh; cùng với cách ấy, ấn lên huyệt Phong trì bên cạnh tai rồi ấn liên tiếp các huyệt Thiên trụ, Phong trì và Điềm điều chỉnh ù tai, sẽ thu được kết quả cao.

▼ HUYỆT THÁI KHÊ

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuân hoàn, có hiệu quả trong việc trị liệu chứng ù tai do bệnh huyết áp gây ra.

- Vị trí: Nằm ngay phía sau mắt cá chân trong.

- Phương pháp trị liệu:
Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, tay nắm cổ chân, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Thái khê của người bệnh, kích thích cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng ù tai do huyết áp bất bình thường gây nên

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng đau răng mà mạch đập bị co giật, khi uống nước lạnh mà cảm thấy đau buốt đa phần là do sâu răng gây ra. Đau răng còn do thần kinh răng được phân bổ từ đôi dây thần kinh não thứ 5 bị đau gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Ấn hơi mạnh lên huyệt Đại nghinh nằm xéo phía dưới miệng, huyệt Ế phong phía dưới tai sẽ làm cảm giác đau đớn răng hàm dưới thêm các huyệt Tứ bạch trên má, Cự khuyết bên cạnh mũi sẽ càng hiệu quả. Răng hàm trên đau thì ấn lên các huyệt Tứ bạch, Ế phong cùng các huyệt Hạ quan, Hiệp xa phía trước và dưới tai, Địa thương bên khóe miệng, đồng thời ấn mạnh đầu ngón cái lên các huyệt Khổng tối, Nội quan, Khúc trì trên tay và Thiên trụ sau cổ. Khi răng đau dữ thì dùng đầu ngón tay cái ấn và day mạnh lên huyệt Hợp cốc trên mu bàn tay đến độ người bệnh cảm thấy đau, cứ thế lặp lại từ 3 đến 5 lần sẽ tiêu trừ cảm giác đau răng.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TỨ BẠCH

- Tác dụng: Làm tiêu trừ cảm giác đau răng hàm trên.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua sống mũi, nằm trên xương gò má, ở chính giữa và dưới mắt chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Dùng lòng đầu hai ngón tay ấn mạnh lên hai huyệt Tứ bạch của người bệnh cho đến cảm thấy đau trong vòng 2 đến 3 giây, cứ thế lặp lại 4 - 5 lần, sẽ có hiệu quả làm tiêu trừ cảm giác đau đớn răng hàm trên.

▼HUYỆT Ế PHONG

- Tác dụng: Phối hợp với các huyệt đạo khác giảm trừ cảm giác đau đớn của hai hàm răng.

- Vị trí: Nằm ngay chỗ lõm phía sau dái tai.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau đầu của hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Ế phong của người bệnh, rồi dùng đầu hai ngón tay ấn lên hai huyệt Tứ bạch để tiêu trừ sự đau đớn răng hàm trên; ấn đầu ngón tay cái lên huyệt Đại nghinh thì sẽ co tác dụng với răng hàm dưới.

▼ HUYỆT ĐỊA THƯƠNG

- Tác dụng: Thúc đầy máu huyết lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ chứng ù tai do huyết áp gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm sát phía ngoài hai bên khóe miệng.


- Phương pháp trị liệu: Dùng lòng đầu hai ngón tay trỏ cùng lúc ấn nhẹ lên hai huyệt Địa thương của người bệnh, kích thích máu huyết lưu thông tuần hoàn, trị chứng ù tai do bệnh huyết áp gây nên và làm giảm cảm giác đau vùng miệng, răng hàm trên và co giật môi.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Phần lớn triệu chứng của bệnh đau lợi răng là lợi bị sưng đỏ, mềm nhũn, dễ chảy máu, đau nhức vô cùng, người bệnh phát sốt... Nếu là nha chu viêm, khi bệnh nghiêm trọng sẽ dẫn đến chân răng bị nhô ra, răng lung lay như sắp rụng, đầu óc đau buốt nhói.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Để trị liệu bệnh này, trước hết phải kiên trì ấn lên các huyệt Nghinh hương, Hòa liêu, Thừa tương, Cự liêu, Đại nghinh, Hạ quan xung quanh mũi và miệng nhiều lần. Nguyên nhân viêm lợi có thể là do sự ảnh hưởng của các chức năng nội tạng, hoặc sự thay thế cơ năng, thần kinh chức năng mất tự chủ gây nên. Khi gặp những trường hợp ấy thì tiến hành bấm huyệt thật cẩn thận, dùng lực vừa phải và lặp lại nhiêu lần đối với các huyệt Trung quản, Hoang du (Dục du), Thiên khu ở vùng bụng, Can du ở lưng, Thận du ở eo... sẽ có hiệu quả. Ngoài ra, bấm thêm các huyệt Thiên trụ trên cổ, Thủ tam lý, Khúc trì, Hợp cốc ở tay để giảm đau, trong đó Hợp cốc là huyệt chủ yếu chế ngự cảm giác đau đớn.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT ĐẠI NGHINH

- Tác dụng: Làm giảm hẳn cảm giác đau đớn ở hàm dưới.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm vào trên xương hàm dưới, xéo phía dưới khóe miệng, ngay tại bờ trước cơ nhai.

- Phương pháp trị liệu: Người trị dùng hai ngón tay ấn hơi mạnh và nhiều lần lên hai huyệt Đại nghinh của người bệnh, để tiêu trừ cảm giác đau đớn ở hàm dưới, kết hợp với việc ấn huyệt Ế phong phía dưới tai, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT HỢP CỐC

- Tác dụng: Làm giảm hẳn cảm giác đau đớn dữ dội khi phát bệnh.

- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu đỡ cổ tay người bệnh, tay kia nắm bàn tay người bệnh như tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc sẽ có tác dụng làm giảm hẳn cơn đau dữ dội khi phát bệnh.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ

- Tác dụng: Làm giảm sưng tấy lợi răng do viêm nha chu gây nên.

- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón tay cái, bên dưới khuỷu tay trong chừng hai đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cẳng tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh, lún vào da thịt bên trên huyệt Thủ tam lý để kích thích lên huyệt đạo này, có hiệu quả làm tan các chỗ sưng phù trên cơ thể và lợi răng sưng tấy của người bị viêm nha chu

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Các triệu chứng lợi răng, môi, niêm mạc khoang miệng bị sưng tấy hoặc bị viêm... gọi chung là viêm xoang (khoang) miệng, ví dụ như niêm mạc xoang miệng bị trắng đục, sưng đỏ, hoặc những u nhọt sưng tấy... là những biểu hiện của những viêm nhiễm khác nhau. Khi viêm nhiễm, sưng tấy nghiêm trọng, sẽ đau đớn đến mức không thể uống nước, ăn cơm được.

Viêm khóe miệng (mép) tức là những triệu chứng sưng, tấy nêu trên xuất hiện tại khóe mép (đầu môi) bị viêm. Nguyên nhân chính gây nên chứng viêm xoang miệng và khóe mép phần lớn là do hệ thống tiêu hóa mà nhất là dạ dày và đường ruột không được bình thường, bị bệnh.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trọng tâm của phương pháp trị liệu này là làm giảm sự đau đớn khi khoang miệng và mép bị viêm nhiễm, điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày và ruột. Các huyệt đạo Địa thương gần đầu môi, Liêm tuyền nơi yết hầu, Cự liêu bên cạnh mũi, Thừa tương, Đại nghinh ở hàm dưới là những huyệt đạo không thể thiếu khi tiến hành bấm huyệt trị liệu bệnh viêm xoang miệng. Tiến hành ấn huyệt Hạ quan để tiêu trừ cảm giác đau đớn do viêm nhiễm gây ra, ấn lên huyệt Thiên đột để điều chỉnh cơ năng của thực quản, ấn huyệt Thủ tam lý có hiệu quả giảm viêm nhiễm, ấn huyệt Hợp cốc, Khúc trì đem lại hiệu quả giảm đau. Đồng thời kết hợp ấn huyệt với massage lên các huyệt từ Bất dung đến Trung quản, Thiên khu trên bụng rất hiệu quả điều chỉnh chức năng của dạ dày và ruột, hoặc tác động lên các huyệt Can du, Vị du, Thận du trên lưng cũng mang lại hiệu quả tương tự.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT LIÊM TUYỀN

- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng sưng nổi mụn quanh vùng môi hoặc viêm lưỡi.

- Vị trí: Nằm giữa nếp nhăn chạy ngang bên trên trái khế (yết hầu) trước cổ.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu dùng lòng đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa ấn lên huyệt Liêm tuyền của người bệnh với một lực vừa đủ, tránh gây đau đớn yết hầu ngưòi bệnh, sẽ có tác dụng chữa trị chứng sưng nổi mụn đỏ quanh vành môi, viêm lưỡi, sưng tấy và hiện tượng tê cứng lưỡi đi kèm.

▼ HUYỆT THỪA TƯƠNG

- Tác dụng: Khắc phục cảm giác đau đớn do bị viêm xoang miệng, khóe mép và triệu chứng môi, miệng cử động khó.

- Vị trí: Nằm trên chỗ lõm phía dưới môi dưới, ngay chính giữa hàm dưới.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng lòng đầu ngón tay trỏ hoặc giữa vừa ấn vừa day từ từ lên huyệt Thừa tương của người bệnh; sẽ tiêu trừ cảm giác đau đớn do bệnh viêm xoang miệng, khóe mép và cả triệu chứng méo miệng do viêm nhiễm quá nặng gây nên.

▼ HUYỆT ĐỊA THƯƠNG

- Tác dụng: Khắc phục rất hiệu quả cảm giác đau đớn dữ dội khi môi miệng bị viêm nhiễm nặng.
- Vị trí: Hai huyệt nằm sát phía ngoài hai bên khóe miệng.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu hai ngón tay trỏ hoặc giữa cùng lúc ấn lên hai Huyệt Địa thưong của người bệnh và từ từ day tròn một lúc, có hiệu quả khắc phục cảm giác đau đớn dữ dội của bệnh môi miệng viêm nhiễm nặng do dạ dày bị bệnh gây nên.

▼ HUYỆT CAN DU

- Tác dụng: Rất hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng Vị Tràng để chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang miệng.

- Vị tri: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đốt sống ngực thứ 9, thuộc nửa trên và gần sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Can du của người bệnh, làm thư giãn căng thẳng co lưng, điều chỉnh chức năng của Vị Tràng, có hiệu quả trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang miệng.

▼ HUYỆT VỊ DU

- Tác dụng: Có hiệu quả trong việc chữa trị và phòng ngừa đối với người dễ mắc bệnh viêm xoang miệng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sỗng ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi người bệnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn hơi mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, có hiệu quả điều chỉnh chức năng hoạt động của dạ dày và ruột là nguồn gốc gây nên bệnh viêm xoang miệng. Đối với người dễ bị viêm xoang miệng, khóe mép cần tập luyện để liệu pháp này trở thành một thói quen sinh hoạt hàng ngày

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Họng dễ bị đau khi mắc bệnh cảm cúm, khi ấy sẽ xuất hiện triệu chứng họng khô, đau rát hoặc viêm sưng phát sốt, nếu bệnh nặng sẽ tắc tiếng, không ăn uống được. Phần lớn khô họng, khàn tiếng đến mức đau họng là hậu quả của việc sử dụng cổ họng một cách thái quá, nói to tiếng liên tục... Chứng đau họng, khan cổ còn do các chứng bệnh trong cơ thể hoặc thần kinh mà người ta thường gọi là đau họng hoặc cảm giác có dị vật trong cổ họng.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết dùng liệu pháp huyệt đạo kích thích lên các huyệt Phong trì sau cổ cho đến các huyệt trên hai vai và trên lưng để làm giảm mức độ căng thẳng của bệnh và điều hòa hô hấp, sau đó mới tiến hành ấn lên các huyệt Nhân nghinh, Thủy đột, Khí xá, Thiên đột trên yết hầu. Lưu ý đây là khu vực rất nhạy cảm, nên chỉ bấm huyệt với lực vừa đủ để tránh không làm ảnh hưởng đến hô hấp của khí quản và gây đau đớn cho người bệnh. Huyệt Thiên đột rất có ảnh hưởng đến việc trị liệu chứng viêm amiđan và nghẽn tắc cổ họng. Ngoài ra, ấn thêm các huyệt Thiên song, Thiên đỉnh bên cổ, Ế phong dưới tai, Đản trung (Chiên trung, Thiện trung) trên ngực, Hoang du trên bụng càng có kết quả. Ấn lên các huyệt Xích trạch, Khổng tối, Hợp cốc trên tay, Tam âm giao trên chân sẽ có tác dụng khắc phục triệu chứng đau thần kinh.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT NHÂN NGHINH

- Tác dụng: Khắc phục hiệu quả chứng đau cổ họng, cảm giác khó chịu trong họng và giúp khí huyết lưu thông điều hòa.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu, sát phía sau động mạch cảnh gốc.

- Phương pháp trị liệu: Hai đầu ngón tay của người trị liệu ấn và xoa bóp lên hai huyệt Nhân nghinh của người bệnh với lực vừa đủ để không gây đau đớn cho yết hầu và cản trở hô hấp, có hiệu quả thúc đẩy khí huyết từ đầu đến cổ lưu thông tuần hoàn, khắc phục tình trạng đau đầu, hen suyễn, khó chịu trong họng.

▼ HUYỆT THIÊN ĐÌNH (CÒN GỌI LÀ THIÊN ĐẢNH)

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng đau đớn và cảm giác cổ họng tắc nghẽn do viêm sưng amiđan gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, phía sau cơ cồ.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở xéo phía sau, một tay giữ vai người bệnh, dùng đầu ngón trỏ hoặc giữa của tay kia ấn và day nhẹ lên huyệt Thiên đỉnh của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác đau đớn và khó chịu nghẹn tắc trong cổ họng do bệnh viêm sưng amiđan gây nên. 

▼ HUYỆT THỦY ĐỘT

- Tác dụng: Khắc phục chứng nghẹn thở và khan tắc tiếng do cổ họng viêm, sưng tấy.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng hai bên và nằm thấp hơn yết hầu một đốt ngón tay, sát trước cơ cổ (phía trong huyệt Thiên đỉnh chừng một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở xéo phía sau, một tay giữ vai người bệnh, đầu ngón trỏ hoặc giữa tay kia day ấn nhẹ lên huyệt Thủy đột người bệnh, rất hiệu quả khắc phục chứng viêm sưng và đau cổ họng cũng như tình trạng nghẹn thở, ho. Ngoài ra, cũng hiệu quả trong việc khắc phục cảm giác khó chịu trong cổ họng và khàn tắc tiếng.

▼ HUYỆT PHONG TRÌ

- Tác dụng: Khắc phục các chứng bệnh cổ họng phát sinh do bị cảm cúm hay do sự căng thẳng của cổ.

- Vị tri: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng 2 đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc day ấn lên hai huyệt Phong trì của người bệnh. Đây là huyệt đạo đặc biệt quan trọng trong chữa trị cảm cúm, rất hiệu quả khắc phục sự căng thẳng của cổ và các triệu chứng do bệnh cảm cúm gây nên.

▼ HUYỆT THIÊN ĐỘT

- Tác dụng: Khắc phục cảm giác cổ họng rất đau đớn, không thế ăn uống được.

- Vị trí: Nằm phía trên đầu xương ngực, ngay chỗ lõm chính giữa hai xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu ngón ta trỏ hoặc giữa ấn lên huyệt Thiên đột của người bệnh theo hướng từ yết hầu xuống ngực, có hiệu quả khắc phục chứng khô rát cổ, cổ họng đau đớn, khó chịu, tác nghẹn không thế nuốt thức ăn. Đối với những người mà nghề nghiệp đòi hỏi phải thường xuyên sử dụng âm thanh, nói nhiều, nói to thì hằng ngày tự ấn lên huyệt đạo này để phòng bệnh, bảo hộ cổ họng.

▼ HUYỆT HỢP CỐC

- Tác dụng: Khắc phục chứng đau họng mạn tính.

- Vị trí: Nằm trên mu bàn tay, ngay giữa ngón cái và gốc ngón tay trỏ.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh ngổi thẳng, một tay người trị liệu đỡ lấy cổ tay còn tay kia nắm bàn tay người bệnh theo tư thế bắt tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh lên huyệt Hợp cốc của người bệnh, sẽ làm giảm đau đớn do họng viêm sưng. Cứ ấn huyệt liên tục như thế có hiệu quả trị liệu chứng viêm amiđan mạn tính

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.