I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, thì sự lão hóa của cơ
thể cũng tăng theo, các hiện tượng như sức lực cơ bắp suy yếu, khả năng vận động
suy giảm, rất hay quên do não bộ lão hóa... xuất hiện ngày càng tăng. Khi não bộ
bị lão hóa nặng thì sinh ra triệu chứng gặp rất nhiều khó trăn trong sinh hoạt
thường ngày do năng lực trí tuệ bị suy thoái mà người ta gọi là bệnh lú lẫn
(Alzheimer). Đi kèm bệnh Alzheimer là tình trạng suy giảm các chức năng của cơ
thể do số lượng tế bào thần kinh não giảm đi.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để ngăn ngừa sự suy giảm các chức năng của cơ thể, làm
cho các hoạt động trí lực hàng ngày vẫn đạt được sự hoạt bát thì dùng liệu pháp
huyệt đạo để kích thích sự hoạt động của khí huyết (là nguồn năng lượng hoạt động
của thể chất và tinh thần).
Trọng tâm xử lý tình trạng đó gồm 6 điểm chính sau:
1. Không được phép, để cho cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi.
2. Ngăn ngừa các bệnh đau đầu, nặng đầu, giữ cho tinh thần
luôn ổn định.
3. Ngăn ngừa chứng táo bón, rèn luyện thói quen tiểu tiện
đúng giờ quy định.
4. Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ.
5. Không được coi thường các triệu chứng đau nhức lưng, cổ
hoặc vai.
6. Rèn luyện để chân và eo lưng khỏe mạnh.
Khi mỏi mệt hoặc hai bả vai đau nhức thì phải lập tức tìm
biện pháp tiêu trừ. Để có được giấc ngủ sâu và đủ thì hàng ngày phải sống cho
tươi vui, thoải mái điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa để tránh bị táo bón, tiến
hành vận động nhẹ nhằm rèn luyện cho đôi chân và eo lưng khỏe mạnh; có như thế
mới giữ gìn được sức khỏe của người già, ngăn chặn được sự lão hóa của não bộ.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: chế ngự sự đau nhức vùng cổ, làm cho đầu óc
và tinh thần sảng khoái.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ
lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai
bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt
Thiên trụ, và cũng dùng cách này ấn lên huyệt Phong tri, càng có hiệu quả trong
việc tiêu trừ triệu chứng đau đầu, năng đầu, đau nhức cổ, thúc đẩy máu huyết
trên đầu lưu thông tuần hoàn, làm cho đầu óc và tinh thần sảng khoái.
▼ HUYỆT HOÀN CỐT
- Tác dụng: Tiêu trừ sự căng cứng cơ cổ, thúc đẩy máu huyết
trên đầu lưu thông tuần hoàn.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ở hai chỗ lõm sau dái tai trên
xương đầu, đầu cơ Nhũ đột.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, 3 ngón
tay giữa của hai bàn tay khép chặt, từ từ day ấn lên hai huyệt Hoàn cốt của người
bệnh, rồi massage thật kỹ lưỡng các cơ hai bên cổ từ huyệt đạo này cho đến huyệt
Khí xá ở yết hầu, kết hợp với việc ấn lên các huyệt Thiên trụ sau cổ và Bách hội
trên đỉnh đầu, có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ sự căng cứng vùng cổ, thúc đẩy
máu huyết trên đầu lưu thông tuần hoàn.
▼ HUYỆT KIÊN TỈNH
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết nửa thân trên lưu thông tuần
hoàn, tiêu trừ sự nhức mỏi hai vai.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa
hai bả vai phía sau cổ.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi thằng trên ghế;
người trị liệu đứng phía sau, hai bàn tay nắm hai bả vai, đầu hai ngón tay cái ấn
mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh rồi ấn tiếp lên huyệt Khúc viên, Phế du trên lưng
và massage vùng xung quanh các huyệt đạo ấy, càng thêm hiệu quả trong việc thúc
đẩy máu huyết nửa thân trên lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ triệu chứng đau nhức,
căng cơ hai vai.
▼ HUYỆT THẬN DU
- Tác dụng: Điều chỉnh các chức năng của toàn cơ thể,
thúc đẩy sinh lực toàn thân.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2
đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón
tay cái day ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh trong thời gian 3 - 4 giây,
lặp lại như thế 4 - 5 lần, có tác dụng điều chỉnh các chức năng của cơ thể,
tiêu trừ triệu chứng mệt mỏi, đem lại sức sống cho cơ thể.
▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT
- Tác dụng: Điều chỉnh hô hấp, làm cho tinh thần ổn định,
có được giấc ngủ ngon.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng 6
đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, mũi tay
hơi hướng về phía ngực, phối hợp với nhịp thở của người bệnh, ấn nhẹ lên huyệt
Cự khuyết trong thời gian 3-4 giây, lặp như thẽ 4 - 5 lần. Huyệt đạo này và huyệt
Cách du ở lưng đều nằm trên cơ hoành cách ngăn bụng và ngực, có quan hệ mật thiết
với chức năng của cơ hoành cách, có tác dụng điều chỉnh sự hô háp, làm cho tinh
thần ổn định trở lại. Trước khi đi ngủ nên massage huyệt đạo này để giúp ngủ
ngon.
▼ HUYỆT ĐẠI CỰ
- Tác dụng: Thúc đẩy chức năng hệ tiêu hóa, khắc phục chứng
táo bón.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng
2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch phía dưới rốn chừng
2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón
tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại cự của người bệnh trong 3 - 4 giây, lặp lại
3 - 4 lần, rồi phối hợp với nhịp thở của người bệnh, nhẹ nhàng massage toàn bộ
vùng bụng theo một hình tròn lớn xung quanh rốn; có tác dụng thúc đẩy chức năng
của cơ quan tiêu hóa, tiêu trừ chứng táo bón.
▼ HUYỆT KHÚC TRÌ
- Tác dụng: Điều chỉnh chức năng của dạ dày và đường ruột,
khắc phục triệu chưng tê mỏi của tay.
- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía
ngón cái, cuối nép nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm khuỷu
tay ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái gập lại ấn mạnh lên huyệt Khúc trì của
người bệnh trong vài giây rồi buông ra, lặp lại như thế 4-5 lần, có tác dụng điều
chỉnh chức năng của dạ dày và ruột, khắc phục triệu chứng nặng đầu, tê mỏi vai
và cánh tay.
▼ HUYỆT TAM LÝ
- Tác dụng: Nâng cao chức năng các cơ quan hệ tiêu hóa.
- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân phía dưới đầu gối
chừng 3 đốt ngón tay.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, chồm về phía trước, bàn tay nắm bắp cảng
chân, đầu ngón tay cái day ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Túc tam lý của người bệnh,
đến mức độ người bệnh chưa cảm thấy đau, trong khoàng thời gian 2-3 giây, lặp lại
4 - 5 lần. Lưu ý phải lần lượt tiến hành ấn huyệt đủ cả hai chân, rất có hiệu
quả trong việc nâng cao các chức năng của hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng
hàn lạnh và tê mỏi của chân. Người bệnh có thế ngồi trên ghế tự day ấn huyệt để
trị liệu.
▼ HUYỆT DŨNG TUYỀN
- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết trong cơ thể lưu thông tuần
hoàn, khắc phục cảm giác mỏi mệt toàn thân.
- Vị trí: Nằm giữa lòng bàn chân, ngay chỗ lõm giữa cơ
gan chân trong và cơ gan chân ngoài.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, co hai cẳng
chân, đưa hai bàn chân lên cao; người trị liệu quỳ phía dưới chân, bàn tay nắm
má ngoài mu bàn chân, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Dũng tuyền của người
bệnh trong một vài giây, lặp lại như thế mười mấy lần. Có hiệu quả trong việc
thúc đẩy máu Huyết tuần hoàn lưu thông trong cơ thể, tiêu trừ sự mỏi mệt toàn
thân. Người bệnh có thể tự mình tìm tư thế thoái mái nhất để day ấn huyệt đạo ấy,
giúp nâng cao sức khỏe cơ thể.
BÁCH HỘI, TRƯỜNG CƯỜNG, DŨNG TUYỀN LÀ CÁC HUYỆT ĐẠO TRỌNG YẾU ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE
Các huyệt đạo Bách hội trên đỉnh đầu, Trường cường trên đốt
xương cụt dưới cùng, Dũng tuyền dưới lòng bàn chàn... không chỉ rất quan trọng
đối với sức khỏe của người già mà cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tất
cả mọi người. Huyệt Bách hội được coi là nơi nhất thiết tụ hội của
"khí", một trong những nguồn năng lượng sinh tồn của con người. Cường
trường là huyệt đạo biểu thị sự cường tráng và trường sinh của con người, còn
Dũng tuyền được coi là nguồn cội để khí tuôn ra. Theo học thuyết Đông y: khí
đóng khí lưu thông một cách sinh động thì co thế khỏe mạnh. Ba huyệt đạo này đều
nằm trên những vị trí quan trọng mà dòng khí đi qua; nếu thường xuyên day án
lên 3 huyệt đạo này mà không cảm thấy có gì dị thường thi đó lá biểu hiện có thể
khỏe mạnh; điều đó nói lên là dựa vào 3 huyệt đạo này có thể xác định được mức
độ thông suốt của dòng khí lưu thông từ trên đầu qua mông rồi xuống đến đầu
ngón chân như thế nào. Ngược lại, thường xuyên tác động lên 3 huyệt đạo này,
cũng tức là kích thích cho dòng khí lưu thông tuần hoàn, có hiệu quả rất lớn hỗ
trợ cho việc duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể.