970x90

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng của thời kỳ đầu là bài tiết nước tiểu khó khăn, không đủ sức để tống nước tiểu ra ngoài, thời gian đi tiểu rất lâu, số lần đi tiểu rất nhiều, thường xuất hiện ở nam giới từ độ tuổi trung niên trở lên. Khi bệnh nặng, thì lượng nước tiểu bài tiết được ngày càng ít đi, làm cho bàng quang càng phình to ra, chức năng thận suy yếu hẳn đi, có thể dẫn đến nước tiểu nhiễm độc. Căn bệnh này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến chứng liệt dương; vì thế cần phải hết sức lưu ý.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Lấy các huyệt đạo Trung cực, Đại hách ở bụng làm trung tâm để thực hiện liệu pháp huyệt đạo, cùng với việc ấn lên các huyệt Thủy đạo, Khúc cốt để phục hồi chức năng bài tiết nước tiểu, Hoang du, Quan nguyên để tăng cường sinh lực cho cơ thể. Các huyệt đạo Can du trên lưng, Thận du, Mệnh môn, Bàng quang du ở eo là những huyệt đạo có hiệu quả cao trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu và điều chỉnh cơ năng toàn thân vì thế cũng được chăm sóc tỉ mỉ. Nhằm cải thiện, nâng cao chức năng cơ quan sinh dục nam thì tiến hành ấn huyệt hoặc châm cứu kích thích lên các huyệt Thượng liêu, Trung liêu, Hạ liêu và Thứ liêu ở lưng, Lãi câu, Thái xung ở chân sẽ có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TRUNG CỰC

- Tác dụng: Có hiệu quả khắc phục các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu, đi tiểu khó khăn do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây nên.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, ở phía dưới rốn chừng 4 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay chồng úp lên nhau, ba ngón tay giữa khép chặt lại, ấn vừa đủ mạnh lõm xuống lớp mỡ bụng bên trên huyệt Trung cực của người bệnh, có hiệu quả khắc phục các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu và bài tiết nước tiểu khó khăn do chứng phì đại tuyến tiền liệt gây nên.

▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU

- Tác dụng: Khắc phục chứng đái dắt do bệnh ở hệ tiết niệu gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn lên hai huyệt Bàng quang du của người bệnh và nhẹ nhàng xoa bóp vùng eo lưng, có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh ở hệ tiết niệu, và chứng đái dắt.

▼ HUYỆT THÁI XUNG

- Tác dụng: Giúp cho việc bài tiết nước tiểu dễ dàng.

- Vị trí: Nằm trên chỗ gồ lên của mu bàn chân, ngay giữa và cách kẽ hai ngón chân cái và ngón thứ hai chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế cao, hai chân thả lỏng; hai bàn tay người trị liệu nắm má ngoái hai bàn chân, đầu ngón tay cái day ấn lên huyệt Thái xung của người bệnh, cùng với các huyệt đạo khác ở chân để khắc phục triệu chứng hàn lạnh hai chân, phòng ngừa bệnh ác tính do triệu chứng hàn lạnh của bệnh hệ tiết niệu gây nên

iBooks

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-g9yBlmBaTqE/WrjioUbUeRI/AAAAAAAAkog/Bz6Nhx7FvOwb0F9nFWJ1tPPtaZLiTWfJwCLcBGAs/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.