I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Từ tháng thứ hai đến tháng thứ tư của thời kỳ đầu mang
thai thì trong cơ thể có những phản ứng về mặt sinh lý mà người ta quen gọi là
“Nghén" hay "Ốm nghén”, với các triệu chứng thường gặp như: tính tình
thay đổi thất thường, trong người khó chịu, buồn nôn, hay ói mửa, biếng ăn...
Nhưng một số người lại có hiện tượng thay đổi cảm giác đối với các món ản, hoặc
có người gần như không có triệu chứng ốm nghén.
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Để có thể duy trì tình hình sức khỏe tốt cho thai phụ thì
việc điều chỉnh cơ năng của cơ thể là mục tiêu chính. Ấn lên các huyệt Can du,
Vị du, Tỳ du ở trên lưng có tác dụng điều chỉnh chức năng của dạ dày và đường
ruột, khắc phục triệu chứng biếng ăn và buồn ói; tác động lên các huyệt Khí xá,
Thiên đỉnh vùng yết hầu, Thiên trụ sau cổ sẽ tiêu trừ được triệu chứng buồn
nôn, ói mửa. Huyệt Trung quản và các huyệt quanh nó ở vùng bụng có tác dụng điểu
chỉnh chức năng của Vị Tràng (dạ dày và đường ruột), nên cần tiến hành tác động
nhẹ lên chúng, tránh dùng sức quá mạnh. Các huyệt đạo ở chân có khả năng điều
chỉnh cơ năng của toàn thân thể, vì thế cũng cần được kích thích để tăng cường
thể lực.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN
TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU
▼ HUYỆT THIÊN TRỤ
- Tác dụng: Tiêu trừ triệu chứng mỏi mệt và tính tình thất
thường của thai phụ thời kỳ đầu mang thai.
- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí lóc, bên ngoài hai thớ cơ
lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai
bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ
của người bệnh hoặc các huyệt Thiên đỉnh trên cổ và Khí xá ở yết hầu đều có hiệu
quả trong việc tiêu trừ triệu chứng mỏi mệt, hay buồn nôn, tính tình thất thường
của người mới mang thai giai đoạn đầu.
▼ HUYỆT VỊ DU
- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, khắc phục
triệu chứng dạ dày bị đau và cảm giác buồn bực.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ
12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón
tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, giải trừ sự căng
thẳng vùng lưng, điều chỉnh chức năng dạ dày, làm giảm cơn đau, cảm giác buồn bực
và biếng ăn.
▼ HUYỆT TRUNG QUẢN
- Tác dụng: Phục hồi sức khỏe, kích thích cảm giác thèm
ăn.
- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa
khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị
liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, 3 ngón tay
giữa của hai bàn tay khép chặt, phối hợp nhịp thở của người bệnh, ấn nhẹ lên
huyệt Trung quản, rồi massage toàn bộ vùng bụng, có hiệu quả không chỉ điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa mà con đem lại cảm
giác thèm ăn, phục hồi sức khỏe.