I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
Khi lên cơn suyễn, thì hô hấp rất khó khăn, bên trong cuống
họng phát ra tiếng khò khè, đó là những triệu chứng chủ yếu của bệnh suyễn (thở
khò khè hổn hển, nghẹn thở). Bệnh suyễn rất dễ phát sinh ở những trẻ mà cơ thể
suy nhược, hoặc quá mẫn cảm, dễ bị dị ứng, dễ bị cảm cúm, lâu lành bệnh...
II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU
Khi lên cơn suyễn thì day ấn nhẹ nhàng lên huyệt Thiên trụ
ở cổ, huyệt Khổng tối hoặc Hiệp bạch ở tay, cũng có thể dùng nước nóng, khăn
nóng lau lên cánh tay và bàn tay, có thể chế ngự được cơn ho. Đối với cơ thể
quá mẫn cảm thì tác động lên huyệt Đại chùy ở trên cổ rất có hiệu quả. Kết hợp
với việc đồng loạt tiến hành nhẹ nhàng day ấn lên các huyệt Nhân nghinh, Thiên
đột vùng yết hầu, Trung phủ trên ngực, Phế du trên lưng, Thận du ở eo... hiệu
quả càng cao. Ngoài ra, kiên trì thực hiện liên tục liệu pháp châm cứu, hiệu quả
càng cao, khi đốt cứu cho trẻ em lưu ý không được quá nóng.
III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ
LIỆU
▼ HUYỆT TRUNG PHỦ
- Tác dụng: Chế ngự con ho kéo dài, khắc phục tình trạng
nghẹn thở.
- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới
xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai.
- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm ngửa; người trị liệu
ngồi bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên vai, đầu hai ngón tay cái ấn nhẹ lên hai
huyệt Trung phủ của trẻ, kết hợp với việc ấn lên huyệt Khổng tối trên cẳng tay,
rất có hiệu quả trong việc khống chế các triệu chứng của bệnh hệ hô hấp, khắc
phục cơn ho kéo dài và triệu chứng nghẹn thở.
▼ HUYỆT THIÊN ĐỘT
- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng, rất hiệu quả trong
việc làm thư giãn yết hầu, chế ngự con ho và những cảm giác đau cổ họng.
- Vị trí: Nằm phía trên đầu xương ngực, ngay chỗ lõm
chính giữa hai xưong quai xanh.
- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu ngón tay
trỏ hoặc giữa ấn nhẹ lên huyệt Thiên đột của trẻ ở mức độ không làm trẻ cảm thấy
đau đớn, sẽ làm khai thông khí quản, chế ngự cơn ho.
▼ HUYỆT PHẾ DU
- Tác dụng: Làm thư giãn vùng lưng, khắc phục các triệu
chứng bệnh của hệ hô hấp.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ
ba gần 1 đốt ngón tay, bên trong xương bả vai.
- Phương pháp trị liệu:
Để trẻ nằm sấp, dang hai cánh tay; người trị liệu ngồi bên cạnh, hai bàn tay ôm
hai bên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ hai huyệt Phế du của trẻ, có
hiệu quả trong việc làm thư giãn vùng lưng, điều chỉnh cơ năng hệ hô hấp, khắc
phục cơn suyễn gây cản trở hô hấp và triệu chứng đau tức ngực