I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
    
Khi lên cơn suyễn, thì hô hấp rất khó khăn, bên trong cuống họng phát ra tiếng khò khè, đó là những triệu chứng chủ yếu của bệnh suyễn (thở khò khè hổn hển, nghẹn thở). Bệnh suyễn rất dễ phát sinh ở những trẻ mà cơ thể suy nhược, hoặc quá mẫn cảm, dễ bị dị ứng, dễ bị cảm cúm, lâu lành bệnh...

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi lên cơn suyễn thì day ấn nhẹ nhàng lên huyệt Thiên trụ ở cổ, huyệt Khổng tối hoặc Hiệp bạch ở tay, cũng có thể dùng nước nóng, khăn nóng lau lên cánh tay và bàn tay, có thể chế ngự được cơn ho. Đối với cơ thể quá mẫn cảm thì tác động lên huyệt Đại chùy ở trên cổ rất có hiệu quả. Kết hợp với việc đồng loạt tiến hành nhẹ nhàng day ấn lên các huyệt Nhân nghinh, Thiên đột vùng yết hầu, Trung phủ trên ngực, Phế du trên lưng, Thận du ở eo... hiệu quả càng cao. Ngoài ra, kiên trì thực hiện liên tục liệu pháp châm cứu, hiệu quả càng cao, khi đốt cứu cho trẻ em lưu ý không được quá nóng.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TRUNG PHỦ

- Tác dụng: Chế ngự con ho kéo dài, khắc phục tình trạng nghẹn thở.

- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai.

- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm ngửa; người trị liệu ngồi bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên vai, đầu hai ngón tay cái ấn nhẹ lên hai huyệt Trung phủ của trẻ, kết hợp với việc ấn lên huyệt Khổng tối trên cẳng tay, rất có hiệu quả trong việc khống chế các triệu chứng của bệnh hệ hô hấp, khắc phục cơn ho kéo dài và triệu chứng nghẹn thở.

▼ HUYỆT THIÊN ĐỘT

- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng, rất hiệu quả trong việc làm thư giãn yết hầu, chế ngự con ho và những cảm giác đau cổ họng.

- Vị trí: Nằm phía trên đầu xương ngực, ngay chỗ lõm chính giữa hai xưong quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu ngón tay trỏ hoặc giữa ấn nhẹ lên huyệt Thiên đột của trẻ ở mức độ không làm trẻ cảm thấy đau đớn, sẽ làm khai thông khí quản, chế ngự cơn ho.

▼ HUYỆT PHẾ DU

- Tác dụng: Làm thư giãn vùng lưng, khắc phục các triệu chứng bệnh của hệ hô hấp.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ ba gần 1 đốt ngón tay, bên trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để trẻ nằm sấp, dang hai cánh tay; người trị liệu ngồi bên cạnh, hai bàn tay ôm hai bên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn nhẹ hai huyệt Phế du của trẻ, có hiệu quả trong việc làm thư giãn vùng lưng, điều chỉnh cơ năng hệ hô hấp, khắc phục cơn suyễn gây cản trở hô hấp và triệu chứng đau tức ngực

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Không thể cương cứng, cương cứng nhưng không thể xuất tinh hoặc giảm sút ham muốn tình dục là những triệu chứng biểu hiện sự bất lực của đàn ông. Nguyên nhân xảy ra triệu chứng này là do sự điều tiết hoóc-môn bị rối loạn vì bệnh tật hoặc tủy sống có vấn đề, nhưng đa phần là do ảnh hưởng bởi cơ thể quá mệt mỏi hoặc những trục trặc về tâm lý.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu vì nguyên nhân ảnh hưởng tâm lý mà bất lực thì liệu pháp huyệt đạo có hiệu quả đặc biệt, trước tiên day ấn lên các huyệt đạo trên lưng và vùng eo để làm thư giãn sự căng thẳng của cơ bắp. Huyệt Thận du ở eo có khả năng tăng cường tinh lực, Trung lữ du, Bàng quang du có khả năng điều chỉnh cơ năng nội tạng của xương chậu, Đại tràng du và Thứ liêu có hiệu quả làm tăng cường sức mạnh đối với cơ năng hệ tiết niệu, bài tiết và khả năng xuất tinh… do đó cần tiến hành day ấn nhiều lần lên các huyệt đạo này một cách tỉ mỉ. Lấy các huyệt Đại hách, Trung cực, Quan nguyên ở vùng bụng làm trung tâm, thực hiện ấn huyệt và massage. Ấn lên huyệt đạo ở chân có hiệu quả lớn trong việc điều chỉnh cơ năng nội tạng có liên quan.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Tiêu trừ nguyên nhân làm suy yếu tinh lực và cảm giác mệt mỏi, tăng cường tinh lực và sinh lực.

- Vị trí: Hai huyệt nằm đối xứng và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hônq, đầu hai ngón tay cái từ từ ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh. Có hiệu quả trong việc làm thư giãn sự căng thẳng của cơ thể, tiêu trừ nguyên nhân làm suy yếu tinh lực và cảm giác mệt mỏi, tăng cường tinh lực và sinh lực.

▼ HUYỆT ĐẠI HÁCH

- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong việc tăng cường sức mạnh cơ bụng dưới để nâng cao khả nãng cương cứng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách huyệt Trung cực (nằm trên Nhâm mạch, phía dưới rốn chừng 4 đốt ngón tay) gần 1 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, ba ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, phối hợp theo nhịp thở của người bệnh, từ từ ấn vừa đủ mạnh, làm lõm lớp mỡ bụng phía trên hai huyệt Đại hách của người bệnh, lặp lại nhiều lần động tác ấy. Đây là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả trong việc chữa trị chứng liệt dương, nâng cao sức mạnh của cơ bụng dưới, tăng cường khả năng cương cứng.

▼ HUYỆT TRUNG LỮ DU

- Tác dụng: Là huyệt đạo rất có hiệu quả trong việc chữa trị các chứng bệnh đàn ông.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm bên ngoài đốt xương cùng thứ 3 từ trên xuống chừng 2 đốt ngón lay (dưới huyệt Bàng quang du 1 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Trung lữ du của người bệnh và giữ như thế trong vài giây, lặp lại nhiều lần, kết hợp với việc tác động lên huyệt Thứ liêu ở bên cạnh cũng kiểu ấy, rất hiệu quả trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh bất lực của đàn ông

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng của thời kỳ đầu là bài tiết nước tiểu khó khăn, không đủ sức để tống nước tiểu ra ngoài, thời gian đi tiểu rất lâu, số lần đi tiểu rất nhiều, thường xuất hiện ở nam giới từ độ tuổi trung niên trở lên. Khi bệnh nặng, thì lượng nước tiểu bài tiết được ngày càng ít đi, làm cho bàng quang càng phình to ra, chức năng thận suy yếu hẳn đi, có thể dẫn đến nước tiểu nhiễm độc. Căn bệnh này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến chứng liệt dương; vì thế cần phải hết sức lưu ý.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Lấy các huyệt đạo Trung cực, Đại hách ở bụng làm trung tâm để thực hiện liệu pháp huyệt đạo, cùng với việc ấn lên các huyệt Thủy đạo, Khúc cốt để phục hồi chức năng bài tiết nước tiểu, Hoang du, Quan nguyên để tăng cường sinh lực cho cơ thể. Các huyệt đạo Can du trên lưng, Thận du, Mệnh môn, Bàng quang du ở eo là những huyệt đạo có hiệu quả cao trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu và điều chỉnh cơ năng toàn thân vì thế cũng được chăm sóc tỉ mỉ. Nhằm cải thiện, nâng cao chức năng cơ quan sinh dục nam thì tiến hành ấn huyệt hoặc châm cứu kích thích lên các huyệt Thượng liêu, Trung liêu, Hạ liêu và Thứ liêu ở lưng, Lãi câu, Thái xung ở chân sẽ có hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TRUNG CỰC

- Tác dụng: Có hiệu quả khắc phục các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu, đi tiểu khó khăn do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây nên.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, ở phía dưới rốn chừng 4 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay chồng úp lên nhau, ba ngón tay giữa khép chặt lại, ấn vừa đủ mạnh lõm xuống lớp mỡ bụng bên trên huyệt Trung cực của người bệnh, có hiệu quả khắc phục các triệu chứng bệnh hệ tiết niệu và bài tiết nước tiểu khó khăn do chứng phì đại tuyến tiền liệt gây nên.

▼ HUYỆT BÀNG QUANG DU

- Tác dụng: Khắc phục chứng đái dắt do bệnh ở hệ tiết niệu gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên xương cùng nhưng dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua Đốc mạch và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cúng lúc ấn lên hai huyệt Bàng quang du của người bệnh và nhẹ nhàng xoa bóp vùng eo lưng, có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu các triệu chứng bệnh ở hệ tiết niệu, và chứng đái dắt.

▼ HUYỆT THÁI XUNG

- Tác dụng: Giúp cho việc bài tiết nước tiểu dễ dàng.

- Vị trí: Nằm trên chỗ gồ lên của mu bàn chân, ngay giữa và cách kẽ hai ngón chân cái và ngón thứ hai chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế cao, hai chân thả lỏng; hai bàn tay người trị liệu nắm má ngoái hai bàn chân, đầu ngón tay cái day ấn lên huyệt Thái xung của người bệnh, cùng với các huyệt đạo khác ở chân để khắc phục triệu chứng hàn lạnh hai chân, phòng ngừa bệnh ác tính do triệu chứng hàn lạnh của bệnh hệ tiết niệu gây nên

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Những triệu chứng khác thường xuất hiện ở những phụ nữ lứa tuổi từ hơn 40 đến hơn 50 tuổi (tức là thời kỳ trước và sau mãn kinh) như: đau đầu, nặng đầu, nhức mỏi hai bả vai, đau lưng, lo sợ, sợ hãi, nghẹt thở, luôn cảm thấy mỏi mệt, hư lạnh, sung huyết trên đầu, thân thể và tinh thần rất khó chịu... chủ yếu là do kích thích tố sinh dục tiết ra suy giảm hẳn gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trong Đông Y thì các triệu chứng liên quan đến sự bất thường kinh nguyệt của phụ nữ và hoóc-môn gọi là "Huyết chi đạo chứng" (tức là triệu chứng về cái đạo của huyết), cho rằng sự lưu thông khí huyết trong cơ thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng ấy. Vì thế, trọng tâm trị liệu điểu chỉnh nâng cao tình trạng sức khỏe của cơ thể để thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, là các huyệt đạo Huyết hải ở huyệt Can du, Tỳ du ở eo lưng rất hiệu quả đối với "Huyết chi đạo chứng". Các huyệt đạo ở chân như Tam âm giao rất có tác dụng khắc phục các triệu chứng bệnh phụ khoa, hàn lạnh. Các huyệt đạo ở eo lưng như Bào hoang có hiệu quả trong việc điều chỉnh các cơ quan nội tạng vùng xương chậu và khắc phục chứng đau lưng. Nếu bụng dưới bị trướng thì ấn lên các huyệt vùng bụng như Đại cự; nếu đau đầu thì ấn lên huyệt Bách hội; nếu sung huyết đầu thì ấn lên huyệt Thiên trụ, Phong trì phía sau cổ để chữa trị.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT HUYẾT HẢI

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục các triệu chứng của bệnh phụ khoa.

- Vị Trí: Nằm phía trên khớp xương đầu gối chừng 3 đốt ngón tay

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, hai chân hơi dang ra; người trị liệu quỳ bên đùi, nhìn về phía mũi chân, hai bàn tay nắm hai khớp gối ngoài, đầu hai ngón tay cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Huyết hải của người bệnh, kết hợp với việc ấn lên huyệt Tam âm du ở chân, thúc đẩy máu huyết lưu thông hiệu quả, khắc phục các triệu chứng của bệnh phụ khoa và triệu chứng hàn lạnh ở eo.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ

- Tác dụng: Khắc phục cảm giác khó chịu và triệu chứng trướng bụng dưới.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thảng vuông góc với Nhâm mạch và phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn vừa đủ mạnh làm lõm lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Đại cự của người bệnh, kết hợp với việc ấn lên huyệt Quan nguyên và massage toàn bộ vùng bụng; có tác dụng khắc phục triệu chứng trướng bụng dưới, càm giác khó chịu vùng bụng.

▼ HUYỆT BÀO HOANG

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng hàn lạnh và mệt mỏi vùng eo.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch, nằm phía ngoài hai chỗ lõm trên đốt xương cùng thứ hai từ trên xuống chừng 3 đốt ngón tay (bên ngoài huyệt Bàng quang du hơn một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Bào hoang, có tác dụng khắc phục triệu chứng hàn lạnh và mệt mỏi vùng eo. Trước khi bấm huyệt hoặc massage, cần phải làm ấm khu vực huyệt đạo này để hiệu quả càng cao

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Phụ nữ thường mắc phải chứng hàn lạnh, phần lớn thể hiện ở cảm giác lạnh buốt vùng lưng và tay chân, có khi còn kèm theo cảm giác đau đầu hoặc bứt rứt bồn chồn, đầu sung huyết, buồn nôn, đau lưng, bụng dưới trướng và đau. Những hiện tượng này cũng đôi khi xuất hiện ngay cả đối với những người khỏe mạnh, nhưng đối với những người phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thì các triệu chứng ấy trầm trọng hơn. Đối với phụ nữ trẻ nếu bị chứng hàn lạnh nặng thì khó có thai. Ngoài ra có một số loại bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân gây ra chứng hàn lạnh nửa thân dưới của phụ nữ.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Dùng khăn nóng đáp ủ ấm cả lưng, ngâm chân người bệnh trong nước ấm hoặc dùng biện pháp massage tay và chân để máu huyết lưu thông tuần hoàn; các biện pháp này cần thường xuyên thực hiện hàng ngày tại gia đình. Khi thực hiện liệu pháp huyệt đạo, một mặt phải giữ gìn cho thân thể người bệnh được ấm áp, mặt khác cần day ấn lên huyệt đạo Thứ liêu ở eo và các huyệt đạo khác vùng lưng, Tam âm giao ở chân. Nhằm thúc đẩy máu huyết ở lưng và chân lưu thông tuần hoàn thì ấn lên các huyệt Xung môn, Khí xung sẽ có kết quả cao. Nếu bụng dưới bị trướng và đau thì massage lên huyệt Thiên khu và các huyệt đạo xung quanh vùng rốn để trị liệu.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO

- Tác dụng: Là huyệt đạo quan trọng, rất hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng hàn lạnh, đau và trướng bụng dưới.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế cao, hai chân thả lỏng; bàn tay người trị liệu nắm cẳng chân ngoài, đầu ngón tay cái gập lại, ấn mạnh lên huyệt Tam âm giao của người bệnh, rất hiệu quả trong việc chế ngự triệu chứng hàn lạnh, sự căng thẳng, cảm giác bồn chồn bứt rứt và hiện tượng trướng, đau bụng dưới. 

▼ HUYỆT KHÍ XUNG

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng hàn lạnh.

- Vị trí: Nằm trên đùi trong tại khớp háng, chính giữa nếp nhăn chia đùi trong và cơ quan sinh dục.

Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai bàn tay úp chồng lên nhau, các ngón tay khép chặt, mũi tay ấn lên huyệt Khí xung của người bệnh trong vài giây rồi đột ngột ngưng lại, cứ thế lặp lại nhiều lần, làm cho máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng hàn lạnh. Thực hiện động tác ấy đối với huyệt Xung môn xéo phía trên nó, cũng có hiệu quả tương tự.

▼ HUYỆT THỨ LIÊU

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết lưu thông tuần hoàn, khắc phục triệu chứng hàn lạnh.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên lỗ sau xương cùng thứ hai, dưới đốt sống thứ 19, đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng một đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên hai bên mông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc từ từ day ấn mạnh lên hai huyệt Thứ liêu của người bệnh, và các huyệt quanh nó trên hông, có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ sự căng thẳng vùng eo, thúc đẩy máu huyết lưu thông, khắc phục triệu chứng hàn lạnh.


I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Sau khi sinh hai ba ngày thì vú của người mẹ bắt đầu tiết sữa, nhưng sữa tiết ra được nhiều hay ít còn lệ thuộc vào tình trạng của các tuyến sữa, nếu tuyến sữa có vấn đề thì làm cho tắc sữa, thiếu sữa; gặp trường hợp đó thì bầu vú đau, hoặc các tuyến sữa bị viêm. Ngoài ra, vì những nguyên nhân như sự tiết hoóc-môn mất cân đối, cơ thể quá mệt mỏi, tinh thần quá cảng thẳng phiên não, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ… mà làm cho việc tiết sữa gặp trở ngại, sữa tiết ra rất ít.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Dùng khăn nóng đắp và lau toàn bộ vùng ngực và hai bầu vú rồi tiến hành massage cả ngực mà trung tâm là các huyệt Thiên khê, Nhũ cản, Nhũ trung, Ưng song, Thần phong. Nhưng khi hai bầu vú nóng bừng và quá đau đớn, hoặc viêm tuyến sữa thì nhất thiết phải đến bác sĩ khám, chữa trị, tuyệt đối không được massage bấm huyệt. Ngoài ra, khi vú bị bệnh thì nửa thân trên của cơ thể có xu hướng ngả về phía trước, làm cho hai vai và lưng bị đau nhức, do đó cần tiến hành liệu pháp huyệt đạo lên các huyệt ờ vùng xương bả vai.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QỤAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT NHŨ CĂN

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng sưng vú và đau đớn khi bị tắc sữa.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay chân bầu vú, thẳng phía dưới núm vú, giữa xương sườn số 5 và số 6.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay cùng lúc ấn nhẹ lên hai huyệt Nhũ căn của người bệnh và xoa bóp nhẹ nhàng men theo bên dưới bầu vú, có tác dụng khắc phục triệu chứng sưng vú, đau đớn, giúp cho sữa tiết ra dễ dàng.

▼ HUYỆT NHŨ TRUNG

- Tác dụng: Giúp cho tiết sữa dễ dàng.

- Vị trí: Nằm ngay hai núm vú.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, lòng đầu hai ngón tay giữa của hai bàn tay day nhẹ lên hai huyệt Nhũ trung của người bệnh; dùng hai ngón cái và trỏ khẽ mân mê, vê vê hai núm vú để kích thích cho sữa tiết ra dễ dàng.

▼ HUYỆT ƯNG SONG

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng ngực và vú bị đau do tắc tuyến sữa.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía trên bầu vú, thẳng bên trên núm vú, giữa xương sườn số 3 và số 4.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay trỏ và giữa của hai bàn tay ấn nhẹ lên hai huyệt ưng song của nguởi bệnh và massage nhẹ nhàng men vùng bên trên hai bầu vú, có tác dụng khắc phục chứng đau ngực và đau bầu vú, giúp cho sữa tiết ra dễ dàng.

▼ HUYỆT THIÊN KHÊ

- Tác dụng: Đây là huyệt đạo trọng tâm trị liệu chứng sưng bầu vú.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng chạy qua hai núm vú nhưng ở mé ngoài hai bầu vú, giữa xương sườn số 4 và số 5.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, đầu hai ngón tay trỏ và giữa cùng lúc ấn nhẹ lên hai huyệt Thiên khê của người bệnh, và nhẹ nhàng massage vùng bên ngoài hai bầu vú của người bệnh chữa trị triệu chứng sưng bầu vú.

MASSAGE GIÚP CHO SỮA RA NHIỀU

Trước khi thực hiện massage đế kích thích ra nhiều sữa, phải đắp ủ giữ ấm ngực và hai bầu vú trong thời gian từ 10- 15 phút.
Sau đó, để người bệnh nằm ngửa, rồi tiến hành massage các huyệt đạo xung quanh hai bầu vú; tiếp đó phân bầu vú thành hai nửa hình tròn trên và dưới, dùng lòng bàn tay lần lượt xoa bóp từng phần, rồi lại day ấn nhẹ nhàng từ bên trên bầu vú cho đến núm vú. Tiếp theo là kích thích lên hai đầu núm vú và massage vùng lưng. Toàn bộ quy trình trên phải đưọc thực hiện từ từ, nhẹ nhàng, thời gian khoảng từ 20-30 phút (bao gồm cả thời gian ủ ấm ngực).

1. Hai lòng bàn tay khum theo hinh bán nguyệt ôm hai nửa bầu vú, nhẹ nhàng xoa bóp dần từ ngoài vào trong, hướng từ chân vú đến núm vú tốt hơn là chỉ tập trung ở núm vú.

2. Hai bàn tay người trị liệu xoa bóp khắp bầu vú người bệnh theo hướng từ chân bầu vú dân lên núm vú, kết hợp với việc massage thật kỹ lưỡng vùng bên dưới sườn và hai bên vú, sau cùng là dùng mấy ngón tay bóp nhẹ lên hai bầu vú theo chiều hướng dần lên núm vú.

3. Dùng đầu hai ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp nhẹ núm vú kéo hoặc rung lắc nhẹ để tăng sự kích, thích, sau đó là làm rung động toàn bộ bầu vú.

4. Sau khi massage xong phần hai bâu vú, để người bệnh nằm nghiêng, nhẹ nhàng xoa bóp, day ấn các huyệt đạo và cả vùng lưng người bệnh, kết thúc giai đoạn massage.


Các công đoạn này được tiến hành tuần tự cho từng bầu ngục, xong bên này mới thục hiện tiếp sang bên kia.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng tuy không tránh thai mà kết hôn đã 3-4 năm vẫn chưa có thai, sinh con, e rằng rơi vào chứng không có thai. Nguyên nhân của nó có thể là do tinh trùng của người chồng không được khỏe mạnh, bất bình thường; còn ở người vợ phần lớn nguyên nhân là do buồng trứng, tử cung, hoặc hoóc-môn tiết ra không bình thường. Còn đối với những người phụ nữ mà cơ quan sinh sản nội tạng không có trở ngại nhưng vẫn không có thai chủ yếu là do thể chất quá suy nhược hoặc mắc chứng hư lạnh.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi người phụ nữ bị mắc bệnh phụ khoa thì vùng eo và chân dễ hàn lạnh, vì vậy trước tiên cần tiến hành day ấn, massage hoặc châm cứu lên các huyệt đạo ở vùng lưng và eo để khắc phục; nhất là các huyệt đạo Bào hoang, Phục lưu, Tam âm giao rất có hiệu quả trong việc tiêu trừ triệu trứng hàn lạnh nửa thân dưới, làm cho chu kỳ kinh nguyệt được điều hòa. Tiếp đó, ấn nhẹ lên các huyệt từ Trung quản đến Trung cực ở vùng bụng và tiến hành massage vùng bụng dưới cũng như dọc theo cột sống vùng eo để tăng cường hiệu quả trị liệu.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT BÀO HOANG

- Tác dụng: Khắc phục triệu chứng hàn lạnh vùng eo, nâng cao thể chất của người khó mang thai.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua Đốc mạch, nằm phía ngoài hai chỗ lõm trên đốt xương cùng thứ hai từ trên xuống chừng 3 đốt ngón tay (bên ngoài huyệt Bàng quang du hơn một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bán tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Bào hoang của người bệnh, có hiệu quả trong khắc phục triệu chứng nhức mỏi hoặc hàn lạnh… vùng eo lưng. Trước khi tiến hành ấn huyệt massage, phải ủ ấm nửa phần thân dưới, để nâng cao thể chất của người khó mang thai.

▼ HUYỆT PHỤC LƯU

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết tuần hoàn tiêu trừ chứng hư lạnh và nguyên nhân khó mang thai.

- Vị trí: Nằm phía sau và trên mắt cá chân trong chừng 2 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, hai bàn tay nắm hai cẳng chân đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên huyệt Phục lưu của người bệnh, đồng thời day ấn lên các huyệt đao khác ở chân, có hiệu quả cao trong việc thúc huyết trên chân lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ triệu chứng hàn lạnh.

▼ HUYỆT TAM ÂM GIAO

- Tác dụng: Chế ngự triệu chứng hàn lạnh nửa thân dưới, khắc phục các cảm giác khó chịu vùng bụng dưới.

- Vị trí: Nằm trên cẳng chân, thẳng phía trên và cách mắt cá chân trong chừng 3 đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, chồm về phía truớc, hai bàn tay nắm hai cẳng chân trước, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Tam âm giao, làm thư giãn cảm giác bụng dưới bị bó chặt, đặc biệt có hiệu quả trong việc khắc phục chứng hư lạnh cơ thể và ngăn ngừa biến chứng ác tính cho người bị bệnh phụ khoa.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Từ tháng thứ hai đến tháng thứ tư của thời kỳ đầu mang thai thì trong cơ thể có những phản ứng về mặt sinh lý mà người ta quen gọi là “Nghén" hay "Ốm nghén”, với các triệu chứng thường gặp như: tính tình thay đổi thất thường, trong người khó chịu, buồn nôn, hay ói mửa, biếng ăn... Nhưng một số người lại có hiện tượng thay đổi cảm giác đối với các món ản, hoặc có người gần như không có triệu chứng ốm nghén.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Để có thể duy trì tình hình sức khỏe tốt cho thai phụ thì việc điều chỉnh cơ năng của cơ thể là mục tiêu chính. Ấn lên các huyệt Can du, Vị du, Tỳ du ở trên lưng có tác dụng điều chỉnh chức năng của dạ dày và đường ruột, khắc phục triệu chứng biếng ăn và buồn ói; tác động lên các huyệt Khí xá, Thiên đỉnh vùng yết hầu, Thiên trụ sau cổ sẽ tiêu trừ được triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Huyệt Trung quản và các huyệt quanh nó ở vùng bụng có tác dụng điểu chỉnh chức năng của Vị Tràng (dạ dày và đường ruột), nên cần tiến hành tác động nhẹ lên chúng, tránh dùng sức quá mạnh. Các huyệt đạo ở chân có khả năng điều chỉnh cơ năng của toàn thân thể, vì thế cũng cần được kích thích để tăng cường thể lực.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: Tiêu trừ triệu chứng mỏi mệt và tính tình thất thường của thai phụ thời kỳ đầu mang thai.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí lóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ của người bệnh hoặc các huyệt Thiên đỉnh trên cổ và Khí xá ở yết hầu đều có hiệu quả trong việc tiêu trừ triệu chứng mỏi mệt, hay buồn nôn, tính tình thất thường của người mới mang thai giai đoạn đầu.

▼ HUYỆT VỊ DU

- Tác dụng: Làm thư giãn sự căng thẳng vùng lưng, khắc phục triệu chứng dạ dày bị đau và cảm giác buồn bực.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 12 chừng 2 đốt ngón tay, thuộc nửa dưới và gần sát giữa lưng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Vị du của người bệnh, giải trừ sự căng thẳng vùng lưng, điều chỉnh chức năng dạ dày, làm giảm cơn đau, cảm giác buồn bực và biếng ăn.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Phục hồi sức khỏe, kích thích cảm giác thèm ăn.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, phối hợp nhịp thở của người bệnh, ấn nhẹ lên huyệt Trung quản, rồi massage toàn bộ vùng bụng, có hiệu quả không chỉ điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa mà con đem lại cảm giác thèm ăn, phục hồi sức khỏe.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Cùng với sự tăng lên của tuổi tác, thì sự lão hóa của cơ thể cũng tăng theo, các hiện tượng như sức lực cơ bắp suy yếu, khả năng vận động suy giảm, rất hay quên do não bộ lão hóa... xuất hiện ngày càng tăng. Khi não bộ bị lão hóa nặng thì sinh ra triệu chứng gặp rất nhiều khó trăn trong sinh hoạt thường ngày do năng lực trí tuệ bị suy thoái mà người ta gọi là bệnh lú lẫn (Alzheimer). Đi kèm bệnh Alzheimer là tình trạng suy giảm các chức năng của cơ thể do số lượng tế bào thần kinh não giảm đi.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Để ngăn ngừa sự suy giảm các chức năng của cơ thể, làm cho các hoạt động trí lực hàng ngày vẫn đạt được sự hoạt bát thì dùng liệu pháp huyệt đạo để kích thích sự hoạt động của khí huyết (là nguồn năng lượng hoạt động của thể chất và tinh thần). 

Trọng tâm xử lý tình trạng đó gồm 6 điểm chính sau:

1. Không được phép, để cho cơ thể và tinh thần quá mệt mỏi.
2. Ngăn ngừa các bệnh đau đầu, nặng đầu, giữ cho tinh thần luôn ổn định.
3. Ngăn ngừa chứng táo bón, rèn luyện thói quen tiểu tiện đúng giờ quy định.
4. Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đầy đủ.
5. Không được coi thường các triệu chứng đau nhức lưng, cổ hoặc vai.
6. Rèn luyện để chân và eo lưng khỏe mạnh.

Khi mỏi mệt hoặc hai bả vai đau nhức thì phải lập tức tìm biện pháp tiêu trừ. Để có được giấc ngủ sâu và đủ thì hàng ngày phải sống cho tươi vui, thoải mái điều chỉnh chức năng hệ tiêu hóa để tránh bị táo bón, tiến hành vận động nhẹ nhằm rèn luyện cho đôi chân và eo lưng khỏe mạnh; có như thế mới giữ gìn được sức khỏe của người già, ngăn chặn được sự lão hóa của não bộ.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN TRỤ

- Tác dụng: chế ngự sự đau nhức vùng cổ, làm cho đầu óc và tinh thần sảng khoái.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ngay mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng nhau qua chỗ lõm sau gáy.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên trụ, và cũng dùng cách này ấn lên huyệt Phong tri, càng có hiệu quả trong việc tiêu trừ triệu chứng đau đầu, năng đầu, đau nhức cổ, thúc đẩy máu huyết trên đầu lưu thông tuần hoàn, làm cho đầu óc và tinh thần sảng khoái.

▼ HUYỆT HOÀN CỐT

- Tác dụng: Tiêu trừ sự căng cứng cơ cổ, thúc đẩy máu huyết trên đầu lưu thông tuần hoàn.

- Vị trí: Hai huyệt nằm ở hai chỗ lõm sau dái tai trên xương đầu, đầu cơ Nhũ đột.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, 3 ngón tay giữa của hai bàn tay khép chặt, từ từ day ấn lên hai huyệt Hoàn cốt của người bệnh, rồi massage thật kỹ lưỡng các cơ hai bên cổ từ huyệt đạo này cho đến huyệt Khí xá ở yết hầu, kết hợp với việc ấn lên các huyệt Thiên trụ sau cổ và Bách hội trên đỉnh đầu, có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ sự căng cứng vùng cổ, thúc đẩy máu huyết trên đầu lưu thông tuần hoàn.

▼ HUYỆT KIÊN TỈNH

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết nửa thân trên lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ sự nhức mỏi hai vai.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa hai bả vai phía sau cổ.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh ngồi thằng trên ghế; người trị liệu đứng phía sau, hai bàn tay nắm hai bả vai, đầu hai ngón tay cái ấn mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh rồi ấn tiếp lên huyệt Khúc viên, Phế du trên lưng và massage vùng xung quanh các huyệt đạo ấy, càng thêm hiệu quả trong việc thúc đẩy máu huyết nửa thân trên lưu thông tuần hoàn, tiêu trừ triệu chứng đau nhức, căng cơ hai vai.

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Điều chỉnh các chức năng của toàn cơ thể, thúc đẩy sinh lực toàn thân.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn dưới cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái day ấn lên hai huyệt Thận du của người bệnh trong thời gian 3 - 4 giây, lặp lại như thế 4 - 5 lần, có tác dụng điều chỉnh các chức năng của cơ thể, tiêu trừ triệu chứng mệt mỏi, đem lại sức sống cho cơ thể.

▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT

- Tác dụng: Điều chỉnh hô hấp, làm cho tinh thần ổn định, có được giấc ngủ ngon.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng 6 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay úp chồng lên nhau, mũi tay hơi hướng về phía ngực, phối hợp với nhịp thở của người bệnh, ấn nhẹ lên huyệt Cự khuyết trong thời gian 3-4 giây, lặp như thẽ 4 - 5 lần. Huyệt đạo này và huyệt Cách du ở lưng đều nằm trên cơ hoành cách ngăn bụng và ngực, có quan hệ mật thiết với chức năng của cơ hoành cách, có tác dụng điều chỉnh sự hô háp, làm cho tinh thần ổn định trở lại. Trước khi đi ngủ nên massage huyệt đạo này để giúp ngủ ngon.

▼ HUYỆT ĐẠI CỰ

- Tác dụng: Thúc đẩy chức năng hệ tiêu hóa, khắc phục chứng táo bón.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Nhâm mạch chừng 2 đốt ngón tay, nằm trên đường thẳng vuông góc với Nhâm mạch phía dưới rốn chừng 2 đốt ngón tay (dưới huyệt Thiên khu 2 đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Đại cự của người bệnh trong 3 - 4 giây, lặp lại 3 - 4 lần, rồi phối hợp với nhịp thở của người bệnh, nhẹ nhàng massage toàn bộ vùng bụng theo một hình tròn lớn xung quanh rốn; có tác dụng thúc đẩy chức năng của cơ quan tiêu hóa, tiêu trừ chứng táo bón.

▼ HUYỆT KHÚC TRÌ

- Tác dụng: Điều chỉnh chức năng của dạ dày và đường ruột, khắc phục triệu chưng tê mỏi của tay.

- Vị trí: Nằm ở chỗ lõm bên ngoài khớp khuỷu tay phía ngón cái, cuối nép nhăn phía ngoài khi gập cánh tay lại.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm khuỷu tay ngoài của người bệnh, đầu ngón tay cái gập lại ấn mạnh lên huyệt Khúc trì của người bệnh trong vài giây rồi buông ra, lặp lại như thế 4-5 lần, có tác dụng điều chỉnh chức năng của dạ dày và ruột, khắc phục triệu chứng nặng đầu, tê mỏi vai và cánh tay.

▼ HUYỆT TAM LÝ

- Tác dụng: Nâng cao chức năng các cơ quan hệ tiêu hóa.

- Vị trí: Nằm ở mé ngoài xương cẳng chân phía dưới đầu gối chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ phía dưới chân người bệnh, chồm về phía trước, bàn tay nắm bắp cảng chân, đầu ngón tay cái day ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Túc tam lý của người bệnh, đến mức độ người bệnh chưa cảm thấy đau, trong khoàng thời gian 2-3 giây, lặp lại 4 - 5 lần. Lưu ý phải lần lượt tiến hành ấn huyệt đủ cả hai chân, rất có hiệu quả trong việc nâng cao các chức năng của hệ tiêu hóa, khắc phục triệu chứng hàn lạnh và tê mỏi của chân. Người bệnh có thế ngồi trên ghế tự day ấn huyệt để trị liệu.

▼ HUYỆT DŨNG TUYỀN

- Tác dụng: Thúc đẩy máu huyết trong cơ thể lưu thông tuần hoàn, khắc phục cảm giác mỏi mệt toàn thân.

- Vị trí: Nằm giữa lòng bàn chân, ngay chỗ lõm giữa cơ gan chân trong và cơ gan chân ngoài.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, co hai cẳng chân, đưa hai bàn chân lên cao; người trị liệu quỳ phía dưới chân, bàn tay nắm má ngoài mu bàn chân, đầu ngón tay cái ấn hơi mạnh lên huyệt Dũng tuyền của người bệnh trong một vài giây, lặp lại như thế mười mấy lần. Có hiệu quả trong việc thúc đẩy máu Huyết tuần hoàn lưu thông trong cơ thể, tiêu trừ sự mỏi mệt toàn thân. Người bệnh có thể tự mình tìm tư thế thoái mái nhất để day ấn huyệt đạo ấy, giúp nâng cao sức khỏe cơ thể.

BÁCH HỘI, TRƯỜNG CƯỜNG, DŨNG TUYỀN LÀ CÁC HUYỆT ĐẠO TRỌNG YẾU ĐỂ DUY TRÌ SỨC KHỎE


Các huyệt đạo Bách hội trên đỉnh đầu, Trường cường trên đốt xương cụt dưới cùng, Dũng tuyền dưới lòng bàn chàn... không chỉ rất quan trọng đối với sức khỏe của người già mà cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của tất cả mọi người. Huyệt Bách hội được coi là nơi nhất thiết tụ hội của "khí", một trong những nguồn năng lượng sinh tồn của con người. Cường trường là huyệt đạo biểu thị sự cường tráng và trường sinh của con người, còn Dũng tuyền được coi là nguồn cội để khí tuôn ra. Theo học thuyết Đông y: khí đóng khí lưu thông một cách sinh động thì co thế khỏe mạnh. Ba huyệt đạo này đều nằm trên những vị trí quan trọng mà dòng khí đi qua; nếu thường xuyên day án lên 3 huyệt đạo này mà không cảm thấy có gì dị thường thi đó lá biểu hiện có thể khỏe mạnh; điều đó nói lên là dựa vào 3 huyệt đạo này có thể xác định được mức độ thông suốt của dòng khí lưu thông từ trên đầu qua mông rồi xuống đến đầu ngón chân như thế nào. Ngược lại, thường xuyên tác động lên 3 huyệt đạo này, cũng tức là kích thích cho dòng khí lưu thông tuần hoàn, có hiệu quả rất lớn hỗ trợ cho việc duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể.

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.