I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Cứ cách vài giây lại nấc một lần, đó là một loại phản xạ tự nhiên xảy ra do cơ hoành cách bị co giật. Do sự vận động lên xuống của cơ hoành cách trong lồng ngực mà hai lá phổi co lại, nở ra thực hiện chức năng hô hấp. Nhưng khi nhịp thở không thể duy trì điều hòa thông suốt thì xảy ra triệu chứng nấc cụt.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trong dân gian có nhiều biện pháp khắc phục chứng nấc cụt như: Hít vào một hơi rồi uống một ly nước, hoặc hít thật sâu, thật nhiêu không khí cho cảng đầy hai lá phổi rồi nín thở một lúc... Trắc cảnh điểm (gồm 2 điểm đối xứng nhau qua đốt sống ở phía sau cổ) là nơi thần kinh liên kết não bộ với thân thể đi qua, nên trước tiên cần day ấn lên vị trí này để phát huy hiệu quả; tiếp đó ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Khí xá ở yết hầu và các huyệt Thiên đỉnh, Thiên đột cùng với việc massage tỉ mỉ vùng cổ để trị bệnh; nên ấn thêm lên các huyệt Cách du trên lưng, Cự khuyết ở buồng tim để tăng cường hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT KHÍ XẢ

- Tác dụng: Là một trong ba huyệt đạo (cùng với Thiên đỉnh, Thiên đột) có hiệu quả cao nhất trong việc tiêu trừ chứng nấc cụt.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua yết hầu, năm trên đầu mút xương ngực và đầu trong xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, dùng hai đầu ngón tay trỏ ấn vừa đủ mạnh lên hai huyệt Khí xá của người bệnh, tiếp đó ấn lên các huyệt Thiên đinh, Thiên đột vỏ nhẹ nháng, từ tốn massage vùng cổ, sẽ chế ngự chứng nấc cụt.

▼ HUYỆT CỰ KHUYẾT

- Tác dụng: Kích thích sự hoạt động cùa cơ hoành cách, khắc phục chứng nấc cụt.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, phía trên rốn chừng 6 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Đề người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, dùng đầu ngón tay giữa day ấn nhẹ nhàng lên huyệt Cự khuyết của người bệnh. Huyệt đạo này và huyệt Cách du trên lưng đêu cùng nằm trên cơ hoành cách ngăn giữa ngực và bụng; vì thế có tác dụng kích thích hoạt đông của cơ Hoành cách để tiêu trừ chứng nấc cụt.

▼ HUYỆT CÁCH DU

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng co giật co hoành cách, giúp điều hòa hô hấp.

- Vị trí: Hai huyệt nằm phía dưới và bên trong hai xương bả vai, đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 7 chừng 1,5 đốt ngón tay.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Cách du của người bệnh kết hợp với việc massage nó, có hiệu qủa tiêu trừ sự căng thẳng của lưng, khắc phục chứng co giật cơ hoành cách, giúp cho hô hấp thuận lơi, điều hòa. 

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Hầu hết hen suyễn là các triệu chứng bệnh của phế quản, nó không chỉ là nguyên nhân phát sinh những cơn ho hoặc tiếng khò khè trong yết hầu, mà trong trường hợp bệnh nặng thì làm cho mặt tái xanh, hô hấp vô cùng khó khăn, đó là các triệu chứng tiêu biểu cho bệnh quá mẫn cảm; và bệnh này thường xảy ra ở những người có thể chất quá suy nhược.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi cơn hen suyễn đã giảm thì phải lưu ý giữ gìn tình trạng ấm áp cho cơ thể, đồng thời tiến hành liệu pháp huyệt đạo. Vì thế sau khi giải trừ tình trạng khẩn trương, dùng lực vừa phải ấn lên các huyệt Đại chùy, Thiên đột, Trung phủ cùng với các huyệt đạo trên tay và chân để giữ cho tay chân không bị hàn lạnh. Khi cơn hen xảy ra thì một mặt tiến hành liệu pháp huyệt đạo từ huyệt Thiên trụ trên cổ đến huyệt Thận du, Chí thất trên eo lưng; mặt khác tiến hành xoa bóp, massage lên các huyệt đạo ấy để khống chế; huyệt Khổng tố trên tay cũng có hiệu quả chế ngự cơn ho.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT ĐẠI CHÙY

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng sầu não do căng thẳng vùng cổ gây nên.

- Vị trí: Nằm giữa đốt sống cổ thấp nhất

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, một tay giữ vai người bệnh, đầu ngón tay cái của bàn tay kia ấn vừa phải lên huyệt Đại chùy của người bệnh, khắc phục sự căng thẳng ở cổ, tiêu trừ cảm giác sầu não.

▼ HUYỆT KHỔNG TỐI

- Tác dụng: Khắc phục nhanh cơn ho dữ dội

- Vị trí: Nằm ở cẳng tay trong, trên đường thẳng từ ngón tay cái lên khuỷu tay trong, cách khớp cổ tay phía lòng bàn tay 7 đốt ngón tay về phía trên.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cẳng tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh và day lên huyệt Khổng tối của người bệnh một lúc, có hiệu quả chế ngự nhanh cơn ho dữ dội; ngoài ra còn tiêu trừ cảm giác đau ngực và khó thở do bệnh ho gây nên.

▼ HUYỆT TRUNG PHỦ

- Tác dụng: Làm dịu cơn ho dữ dội và hô hấp khó khăn.

- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, hai tay nắm chặt vài người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và day mạnh, tỉ mỉ lên hai huyệt Trung phủ đến mức người bệnh cảm thấy đau là vừa, có hiệu quả khắc phục cơn ho dữ dội, và hiện tượng khó thở.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Mới bắt đầu bị cảm thì cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, phát sốt; khi bệnh nặng lên thì xuất hiện các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt ho, đờm, đau họng, khàn, tắc tiếng, đau đầu, sốt cao, thân thể đau nhức, nhạt miệng, biếng ăn, buồn nôn, kiết lỵ... Các triệu chứng ấy gọi là triệu chứng cảm cúm, là những biểu hiện nguy hiểm do cảm cúm gây nên. Nếu đã biến thành ác tính thì bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm, phải đặc biệt lưu ý.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước tiên áp dụng liệu pháp huyệt đạo để khắc phục các triệu chứng bệnh cho đầu, mũi và hệ hô hấp. Các huyệt đạo quan trọng nhất có hiệu quả trị liệu là Phong môn trên lưng, Phong trì sau cổ, Phong phủ sau đầu, mà trong Đông y gọi là "Phong tà". Tức là có ý nói: chất độc xâm nhập vào cơ thể từ huyệt Phong môn ở lưng, tích lũy tại huyệt Phong trì sau cổ rồi tập trung ở huyệt Phong phủ sau đầu làm cho cảm cúm trở nên ác tính; vì thế cần hết sức coi trọng việc trị liệu lên ba huyệt đạo này. Kích thích lên huyệt Trung phủ cũng phát huy tác dụng tốt.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT PHONG TRÌ

- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu làm tiêu trừ đau đầu, nặng đầu, cơ thể nhức mỏi do cảm cúm gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Phong trì của người bệnh, kích thích cho máu huyết trên đầu tuần hoàn thông suốt, tiêu trừ triệu chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, cơ thể nhức mỏi. Tiến hành ấn lên huyệt Phong phủ (nằm xiên phía trên huyệt Phong trì, ngay chính giữa sau đầu), cũng có tác dụng tương tự.

▼ HUYỆT PHONG MÔN

- Tác dụng: Là một trong 3 huyệt đạo chủ yếu nhất (cùng với Phong trì, Phong phủ) có hiệu quả độc biệt trong việc trị liệu bệnh cảm cúm.

- Vị trí: Hai huyệt nằm bên trong xương bả vai, đối xứng và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, cạnh đốt sống ngực thứ hai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Phong môn của người bệnh, có hiệu quả tích cực tiêu trừ các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Nên luyện thành thói quen hàng ngày ấn lên các huyệt Phong trì, Phong phủ, Phong môn để phòng ngừa và trị liệu bệnh cảm cúm.

▼ HUYỆT TRUNG PHU

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho dữ dội, hít thở khó khăn.

- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, chồm người về phía trước, hai tay ôm chặt hai bả vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Trung phủ của người bệnh, có hiệu quả cao trong việc khắc phục các triệu chứng ho dữ dội, hít thở khó khăn của bệnh đường hô hấp. Tiến hành ấn lên huyệt Khổng tối trên cẳng tay cũng rất hiệu quả.


I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Mới bắt đầu bị cảm thì cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, phát sốt; khi bệnh nặng lên thì xuất hiện các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt ho, đờm, đau họng, khàn, tắc tiếng, đau đầu, sốt cao, thân thể đau nhức, nhạt miệng, biếng ăn, buồn nôn, kiết lỵ... Các triệu chứng ấy gọi là triệu chứng cảm cúm, là những biểu hiện nguy hiểm do cảm cúm gây nên. Nếu đã biến thành ác tính thì bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm, phải đặc biệt lưu ý.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước tiên áp dụng liệu pháp huyệt đạo để khắc phục các triệu chứng bệnh cho đầu, mũi và hệ hô hấp. Các huyệt đạo quan trọng nhất có hiệu quả trị liệu là Phong môn trên lưng, Phong trì sau cổ, Phong phủ sau đầu, mà trong Đông y gọi là "Phong tà". Tức là có ý nói: chất độc xâm nhập vào cơ thể từ huyệt Phong môn ở lưng, tích lũy tại huyệt Phong trì sau cổ rồi tập trung ở huyệt Phong phủ sau đầu làm cho cảm cúm trở nên ác tính; vì thế cần hết sức coi trọng việc trị liệu lên ba huyệt đạo này. Kích thích lên huyệt Trung phủ cũng phát huy tác dụng tốt.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT PHONG TRÌ

- Tác dụng: Là huyệt đạo chủ yếu làm tiêu trừ đau đầu, nặng đầu, cơ thể nhức mỏi do cảm cúm gây nên.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên mí tóc, bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy chừng hai đốt ngón tay (nằm phía ngoài và cao hơn huyệt Thiên trụ).

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay ôm hai bên đầu người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn và day lên hai huyệt Phong trì của người bệnh, kích thích cho máu huyết trên đầu tuần hoàn thông suốt, tiêu trừ triệu chứng đau đầu, nặng đầu, chóng mặt, cơ thể nhức mỏi. Tiến hành ấn lên huyệt Phong phủ (nằm xiên phía trên huyệt Phong trì, ngay chính giữa sau đầu), cũng có tác dụng tương tự.

▼ HUYỆT PHONG MÔN

- Tác dụng: Là một trong 3 huyệt đạo chủ yếu nhất (cùng với Phong trì, Phong phủ) có hiệu quả độc biệt trong việc trị liệu bệnh cảm cúm.

- Vị trí: Hai huyệt nằm bên trong xương bả vai, đối xứng và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay, cạnh đốt sống ngực thứ hai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, hai tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Phong môn của người bệnh, có hiệu quả tích cực tiêu trừ các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Nên luyện thành thói quen hàng ngày ấn lên các huyệt Phong trì, Phong phủ, Phong môn để phòng ngừa và trị liệu bệnh cảm cúm.

▼ HUYỆT TRUNG PHU

- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho dữ dội, hít thở khó khăn.

- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, chồm người về phía trước, hai tay ôm chặt hai bả vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Trung phủ của người bệnh, có hiệu quả cao trong việc khắc phục các triệu chứng ho dữ dội, hít thở khó khăn của bệnh đường hô hấp. Tiến hành ấn lên huyệt Khổng tối trên cẳng tay cũng rất hiệu quả.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Đờm là chất lỏng do niêm mạc trong khí quản nối từ phổi đến cổ họng tiết ra; nó là hỗn hợp của chất dịch ấy với bụi bặm, vi khuẩn, các loại vi trùng gây bệnh, các chất độc hại trong không khí. Với người khỏe mạnh thì đờm ít, nhưng khi bị mắc các loại bệnh về đường hô hấp thì đờm sinh ra rất nhiều. Đờm có rất nhiều loại như: lỏng như nước, trong như keo, đặc những mủ và có loại lẫn cả máu; sở dĩ như vậy là do nó được sản sinh ra bởi những loại bệnh khác nhau.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Điều kiện tiên quyết là phải tập trung chữa trị căn bệnh đã sinh ra đờm. Liệu pháp huyệt đạo có thể tiêu trừ được chứng bệnh đường hô hấp liên quan đến việc sản sinh ra đờm, mà trước hết là áp dụng liệu pháp huyệt đạo đối với các huyệt nằm trên ngực và lưng. Mặt khác, khi bị ho khan, đau rát cổ họng thì ấn lên các huyệt Thiên trụ và Phong trì ở cổ, Tam tiêu du, Thận du ở eo lưng, Thiên khu ở bụng, Thủ tam lý ở tay sẽ rất hiệu quả.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN KHU (CÒN GỌI LÀ THIÊN XU)

- Tác dụng: Thúc đẩy hoạt động chức năng cơ bắp cổ để thải (khạc) đờm ra dễ dàng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua rốn và cách rốn chừng 2 đốt ngón tay (phía ngoài huyệt Hoang du một đốt ngón tay).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, 3 ngón tay trỏ, giữa, đeo nhẫn trên hai bàn tay người trị liệu khép chặt lại, cùng lúc dùng sức vừa đủ, ấn lún lớp mỡ bụng bên trên hai huyệt Thiên khu của người bệnh, có hiệu quả phục hồi chức năng co bóp cổ họng bị suy nhược do khạc ra đờm liên tục, giúp thải (khạc) đờm được dễ dàng.

▼ HUYỆT THỦ TAM LÝ

- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác khó chịu và đau cổ họng do bị đờm gây ách tắc.

- Vị trí: Nằm trên cẳng tay, thẳng phía trên ngón cái, bên dưới khuỷu tay chừng hai đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm cẳng tay, đầu ngón tay cái ấn mạnh và day lên huyệt Thủ tam lý của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ cảm giác khó chịu, đau trong cổ họng và triệu chứng đau họng do bị đờm làm ách tắc. 

▼ HUYỆT THẬN DU

- Tác dụng: Tương hỗ phối hợp với huyệt Thiên khu giúp cho việc thải đờm được dễ dàng.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách Đốc mạch chừng 2 đốt ngón tay, ngang đầu mút xương sườn cuối cùng.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên hông người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Thận du, có tác dụng tiêu trừ triệu chứng tê cứng lưng, tăng cường sinh lực. Kết hợp với việc ấn lên huyệt Thiên khu, rất có hiệu quả trong việc nâng cao khả năng hoạt động của cơ gân cổ họng, giúp cho việc thải đờm được dễ dàng.


I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Khi có vật lọt vào khí quản hoặc bị đờm làm nghẽn khí quản hoặc bị đờm làm nghẽn khi quản thì ho, đó là phản ứng tự nhiên để tống dị vật ra khỏi cổ họng, khí quản, các ống dẫn khí. Nhưng nếu ho quá nhiều, quá mạnh đến mức sặc sụa thì dễ làm đau các cơ bắp cổ họng. Ho khi bị cảm cúm thì thường có nhiều đờm và ngực đau tức dữ dội, dẫn đến tình trạng cổ họng bị đau, khô rát.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Trước hết cần phải giữ gìn cho cơ thể được ấm và tiến hành ấn lên huyệt thiên trụ ở cổ, tiếp đó xoa bóp cẩn thân các huyệt đạo từ cổ cho đến hai bả vai để làm cho khí quản hết căng thẳng. Ấn lên huyệt Quyết âm du trên lưng, Thiên đột ở yết hầu các huyệt đạo trên ngực để chế ngự cơn ho; nếu ho dữ dội thì ấn mạnh lên huyệt Khổng tối trên cẳng tay sẽ có hiệu quả trị liệu. Sau đó tiếp tục ấn lên huyệt Thận du trên lưng để tiêu triệu chứng mệt mỏi của cơ thể và tăng cường sinh lực.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THIÊN ĐỘT

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng nghẹn cổ họng và khí quản.

- Vị trí: Nằm phía trên đầu xương ngực, ngay chỗ lõm chính giữa hai xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu dùng đầu ngón tay trỏ hoặc giữa ấn lên huyệt Thiên đột của người bệnh để làm thông khí quản, chế ngự cơn ho. Tuy trong khí quản không có vật cản trở nào nhưng người bệnh lại cảm thấy dường như có dị vật sử dụng liệu pháp này cũng có hiệu quả.

▼ HUYỆT KHỔNG TỐI

- Tác dụng: Là huyệt đạo đặc biệt hiệu quả để khống chế nhanh cơn ho.

- Vị trí: Nằm ở cẳng tay trong, trên đường thẳng từ ngón tay cái lên khuỷu tay trong, cách khớp cổ tay 7 đốt ngón tay về phía trên.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nắm lấy cẳng tay, đầu ngón tay cái ấn và day mạnh liên tục lên huyệt Khổng tối của người bệnh, có hiệu quả chế ngự nhanh cơn ho dữ dội, ngoài ra còn có tác dụng làm dịu cảm giác nôn nao bứt rứt.

▼ HUYỆT QUYẾT ÂM DU

- Tác dụng: Tiêu trừ căng thẳng vùng lưng, làm thông khí quản, điều hòa hô hấp.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ tư chừng 2 đốt ngón tay, nằm bên trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc từ từ ấn lên hai huyệt Quyết âm du của người bệnh, làm tiêu trừ sự căng thẳng vùng lưng và làm thông khí quản, điều hòa hô hấp. Cần tiến hành trị liệu lên các huyệt gần đó như Phế du, Tởm du, Cao hoang... để hiệu quả càng cao.



I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Do vận động quá sức mà cơ bắp đau nhức, do hệ thống hô hấp mắc bệnh mà nôn nao, đau tức ngực, các triệu chứng của tim như đau thắt cơ tim... là nguyên nhân gây đau tức trong ngực. Nếu từ ngực cho đến một bên bụng đột nhiên bị đau dữ dội, chỉ cần thở sâu hoặc nói hơi to cũng cảm thấy đau đớn thì nguyên nhân chủ yếu là do thần kinh liên sườn bị bệnh.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Khi ngực bị đau mà không phải do bệnh đường hô hấp gây nên; hoặc hoài nghi tim bị đau nặng thì có thể ấn lên huyệt Khích môn trên cánh tay để tạm thời chế ngự cơn đau thắt tim, nhưng nhất thiết phải đưa đến bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa trị.

Khi đau cơ bắp hoặc thần kinh liên sườn thì cần phải chườm ủ giữ ấm ngực và có thể dùng liệu pháp huyệt đạo để chữa trị. Các đạo quan trọng có hiệu quả cao trong việc trị liệu chứng đau ngực là Khuyết bồn, Trung phủ, Thần phong, Đản trung... tiến hành bấm lên các huyệt đạo này kết hợp với massage dọc theo mạn sườn, rất có hiệu quả. Nếu lưng bị đau thì tiến hành trị liệu đồng thời lên các huyệt Phế du trên lưng và massage dọc theo cột sống; nếu đau vùng bụng thì day ấn nhẹ nhàng lên các huyệt trước bụng như huyệt Hoang du sẽ có hiệu quả.

III.CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼HUYỆT ĐẢN TRUNG (CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)

- Tác dụng: Tiêu trừ căng thẳng co ngực, cảm giác đau đớn và nôn nao bứt rứt.

- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nối liền 2 núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay chồng lên nhau, ấn nhẹ mũi ngón tay giữa lên huyệt Đàn trung của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ sự căng thẳng cơ ngực, điều hòa chức năng hệ hô hấp, khắc phục cảm giác đau đớn và nôn nao bứt rứt.

▼ HUYỆT THẦN PHONG

- Tác dụng: Tiêu trừ các triệu chứng đau ngực như: đau thắt tim, đau thần kinh liên sườn.

- Vị trí: Hai huyệt nằm trên đường thẳng nối hai núm vú, đối xứng qua huyệt Đản trung và cách huyệt Đản trung chừng 3 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, khép chặt ba ngón tay trỏ, giữa và đeo nhẫn trên hai bàn tay cùng lúc ấn lên hai huyệt Thần phong của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ các triệu chứng đau vùng ngực như đau thắt tim và đau thần kinh liên sườn.

▼ HUYỆT TRUNG PHỦ

- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau đớn vùng từ bả vai đến ngực.

- Vị trí: Nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ 2, bên dưới xương quai xanh, ngay chỗ lõm đằng trước khớp xương vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay nắm chặt hai vai, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Trung phủ của người bệnh, có tác dụng tiêu trừ cảm giác cơ bắp đau đớn từ vùng bả vai đến ngực.

▼ HUYỆT KHUYẾT BỒN

- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau đớn trong ngực.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua xương ngực, nằm ở phía trên và gần chính giữa xương quai xanh.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên hông, chồm về phía trước, khép chặt hai ngón tay trỏ và giữa trên hai bàn tay, cùng lúc ấn mạnh lên hai huyệt Khuyết bồn của người bệnh, (huyệt đạo này nằm ngay thông lộ phân bổ các thần kinh ngực), ấn huyệt phối hợp với nhịp thở của người bệnh, lặp lại nhiều lần, hiệu quả tiêu trừ cảm giác đau đớn trong ngực.

▼ HUYỆT TÂM DU

- Tác dụng: Khắc phục cảm giác đau vùng lưng đi kèm với đau thần kinh liên sườn.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm phía trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; hai bàn tay người trị liệu đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tâm du của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ chứng đau thần kinh liên sườn và cảm giác đau lưng đi kèm. Tiếp tục áp dụng kiểu ấy ấn huyệt lần lượt theo thứ tự đối với các huyệt đạo khác trên lưng, càng thêm hiệu quả.

▼ HUYỆT KHÍCH MÔN

- Tác dụng: Tiêu trừ chứng đau ngực đi kèm với tim đập quá nhanh, nghẹn thở.

- Vị trí: Nằm giữa cẳng tay trong, trên đường thẳng hướng từ giữa lòng bàn tay lên khuỷu tay trong.

- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu nằm bên ngoài cẳng tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn mạnh là huyệt Khích môn, có hiệu quả tiêu trừ chứng đau ngực đi kèm với tim đập mạnh, nghẹn thở, hô hấp khó khăn. Người bệnh có thể tự ấn lên huyệt đạo này để chữa bệnh.



I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Hiện tượng thở nhanh, thở hổn hển, và thở rất gấp được gọi chung là triệu chứng nghẹn thở. Khi vận động thể lực quá mạnh hoặc tình cảm xúc động mạnh thì triệu chứng trên cũng xuất hiện ngay cả với người khỏe mạnh; triệu chứng ấy cũng rất dễ nhận thấy khi thần kinh bị áp lực mạnh. Nếu triệu chứng ấy quá nghiêm trọng thì đa phần là do hệ thống hô hấp, tim hoặc hệ thống tuần hoàn bị bệnh, hoạt động không bình thường gây nên.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu nhận thấy bệnh quá nặng thì nhất thiết tìm đến bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa trị. Nếu như bệnh trạng còn ở mức độ nhẹ hoặc thần kinh là nguyên nhân gây bệnh thì có thể dùng liệu pháp huyệt đạo để chữa trị. Trước hết để làm cho khí quản mở rộng, hô hấp được thông suốt thì tiến hành ấn lên huyệt Cao hoang, Thần đường, Quyết âm du,Tâm du trên lưng, Trung phủ trên ngực, Trung quản, Cự quyết ở bụng sẽ có hiệu quả. Ấn lên các huyệt Khích môn, Âm khích trên cánh tay có tác dụng tiêu trừ triệu chứng sung huyết trong ngực và chân tay hàn lạnh. Tiếp đó ấn lên huyệt Thận du trên lưng để điều hòa cơ thể.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT QUYẾT ÂM DU

- Tác dụng: Khắc phục chứng nghẹn thở và cảm giác nôn nao bứt rứt.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống ngực thứ 4 chừng 2 đốt ngón tay, nằm bên trong xương bả vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái dùng lực ấn lên hai huyệt Quyết âm du của người bệnh và duy trì tư thế ấy trong khoảng 10 giây, có hiệu quả khắc phục chứng nghẹn thở, cảm giác nôn nao bứt rứt. Ấn thêm huyệt Cự khuyết ở trước bụng, lại càng hiệu quả. 

▼ HUYỆT THẦN ĐƯỜNG

- Tác dụng: Khắc phục tình trạng tim đập quá nhanh, nghẹn thở, nôn nao bứt rứt.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua đốt sống ngực thứ 5 (bên ngoài huyệt Tâm du chừng một đốt ngón tay), sát bên trong xương bà vai.

- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thần đường của người bệnh và duy trì tư thế ấy trong khoảng 10 giây, có hiệu quả chế ngự chứng tim đập quá nhanh, nghẹn thở của bệnh tim và tiêu trừ cảm giác nôn nao bứt rứt.

▼ HUYỆT TRUNG QUẢN

- Tác dụng: Kích thích sự tự chủ của chức năng thần kinh, điều hòa hô hấp.

- Vị trí: Nằm trên đường Nhâm mạch, sát bên dưới điểm giữa khoảng cách từ rốn đến lồng ngực.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa, người trị liệu quỳ bên cạnh đùi, chồm về phía trước hai bàn tay chống lên nhau, mũi ngón tay giữa ấn vừa đủ mạnh lên huyệt Trung quản của người bệnh, kích thích sự tự chủ của chức năng thần kinh rất hiệu quả trong việc điều hòa hô hấp. Đối với bệnh mạn tính, thì dùng phương pháp châm cứu lên huyệt đạo này sẽ càng hiệu quả.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN  
      
Khi vận động quá mạnh mẽ hoặc thần kinh xúc động mạnh thì tim đập nhanh, đó là một phản ứng sinh lý tự nhiên. Nhưng khi chỉ vận động nhẹ mà đã lạnh toát cả người, đổ mồ hôi đầm đìa, hoặc hụt hơi, thở dốc... thì có thể nghi là do tim hoặc hệ thống tuần hoàn có vấn đề. Tính tình quá nóng nảy, bực bội, tinh thần bất an lo lắng quá lâu ngày hoặc triệu chứng quá tự ti (trầm cảm) của bệnh tim... cũng dẫn tới triệu chứng tim đập quá nhanh, lo âu, sợ hãi.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Nếu nghi ngờ các triệu chứng trên là do bệnh tim gây nên thì nhất thiết phải đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, chữa trị. Còn nếu như các triệu chứng trên còn ở mức độ nhẹ hoặc là do thần kinh gây nên thì có thể dùng liệu pháp huyệt đạo để trị liệu. Trước hết, ấn lên huyệt Thiên trụ trên cổ. Quyết âm du và Tâm du trên lưng, Đản trung trên ngực, Cự khuyết nơi buồng tim là những huyệt đạo có hiệu quả trong việc điều chỉnh chức năng tuần hoàn của máu huyết; các huyệt Thần môn, Khích môn trên tay cũng có tác dụng tương tự. Dùng đầu mũi ngón tay day ấn lên các huyệt Thiếu xung, Thiếu trạch cũng khắc phục được cảm giác nôn nao bứt rứt.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT THẦN MÔN

- Tác dụng: Khắc phục chứng tim đập quá nhanh, mạnh.
- Vị trí: Nằm trên cẳng tay ngay tại khớp cổ tay, phía gốc ngón tay út.
- Phương pháp trị liệu: Bàn tay người trị liệu đỡ bên dưới cổ tay người bệnh, đầu ngón tay cái ấn lên huyệt Thần môn từ 3 - 5 giây, ngừng 1 - 2 giây, rồi lặp lại như thế từ 3 - 5 lần, có hiệu quả cao và rất nhanh trong việc làm giảm chứng tim đập quá nhanh; ấn lên huyệt Khích môn ở giữa cẳng tay trước cũng có hiệu quả tương tự.

▼ HUYỆT TÂM DU

- Tác dụng: Điều chỉnh chức năng của hệ thống tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác nôn nao bứt rứt.
- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua và cách đốt sống thứ 5 chừng 1,5 đốt ngón tay, nằm phía trong xương bả vai.
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay đè lên lưng, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Tâm du của người bệnh; kết hợp với việc ấn lên huyệt Quyết âm du, có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh chức năng hệ thống tuần hoàn, tiêu trừ cảm giác nôn nao bứt rứt do chứng hàn lạnh, sung huyết trên đầu gây nên.

▼ HUYỆT ĐÀN TRUNG (CÒN GỌI CHIÊN TRUNG, THIỆN TRUNG)

- Tác dụng: Là huyệt đạo trọng yếu để trị liệu bệnh tim, chế ngự trạng thái tim đập quá nhanh.
- Vị trí: Nằm trên xương ức, chính giữa đường thẳng nơi hai núm vú (nam), ngang xương sườn số 4 (nữ).
- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm ngửa; người trị liệu quỳ bên cạnh, chồm về phía trước, hai bàn tay chống lên nhau, dùng đầu ngón tay giữa ấn nhiều lần lên huyệt Đản trung của người bệnh, đặc biệt có hiệu quả ngăn ngừa bệnh tim nảy sinh. Khi tim đập quá nhanh dẫn đến triệu chứng đau tức ngực thì ấn lên huyệt Phế du trên lưng người bệnh cũng đạt hiệu quả cao.

I. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Người từ hơn 40 đến trên 50 tuổi thường hay cảm thấy nhức mỏi hai vai, gọi chính xác là triệu chứng "Viêm khớp xương vai" (còn gọi là Vai năm mươi) và nó khác với bệnh đau nhức vai thông thường. Nó bắt đầu từ hiện tượng bả vai có cảm giác nặng nề, ê mỏi, rồi chẳng bao lâu sau, chỉ cần vận động hơi mạnh hai vai là đã cảm thấy đau nhức. Khi bệnh nặng, các cơ bả vai bị teo lại, chỉ cần đè nhẹ lên vai là đã cảm thấy hết sức đau đớn hoặc gân cốt xung quanh vùng vai bị tê cứng.

II. TRỌNG TÂM TRỊ LIỆU

Bệnh Viêm khớp xương vai thường có triệu chứng kèm theo là hàn lạnh hai bả vai, với biệt danh là "Vai đông kết"; vì thế, trước khi thực hiện các liệu pháp huyệt đạo, massage nhất thiết phải dùng khăn nóng chườm đắp và xoa lau nhẹ nhàng từ cổ cho đến khắp hai bờ vai; lúc thường ngày cũng cần luôn giữ ấm vai, để phòng ngừa vai bị hàn lạnh. Khi tiến hành liệu pháp huyệt đạo để chữa trị bệnh Viêm khớp xương vai cần tập trung tác động lên các huyệt đạo trước và sau vùng vai như: Kiên tỉnh, Kiên ngung, Nhu hội, Tí nhu, Vân môn, Thiên tông... Đối với chứng nhức mỏi vai thì áp dụng liệu pháp đốt cứu cũng có hiệu quả cao.

III. CÁC HUYỆT ĐẠO QUAN TRỌNG LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU

▼ HUYỆT KIÊN TỈNH

- Tác dụng: Là huyệt đạo có hiệu quả cao trong việc tiêu trừ đau nhức bờ vai.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch, nằm giữa bả vai phía sau cổ.

- Phương pháp trị liệu: Người trị liệu ở phía sau, hai bàn tay giữ hai vai người bệnh, đầu hai ngón tay cái ấn và day mạnh lên hai huyệt Kiên tỉnh của người bệnh, có hiệu quả cao tiêu trừ đau nhức bả vai. Người bệnh có thể dùng đầu ngón trỏ tay trái ấn lên huyệt Kiên tỉnh trên vai phải và đầu ngón trỏ tay phải ấn lên huyệt Kiên tỉnh vai trái của mình để tự chữa bệnh.

▼ HUYỆT KIÊN NGUNG

- Tác dụng: Tiêu trừ đau nhức cơ tam giác bả vai.

- Vị trí: Nằm trên đầu khớp xương bờ vai ngoài, ngay chỗ lõm trên vai khi đưa thẳng cánh tay lên trên.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liệu giữ cánh tay người bệnh, đầu ngón tay cái của bàn tay kia ấn mạnh lên huyệt Kiên ngung của người bệnh, làm tiêu trừ đau đớn cơ tam giác bả vai; kết hợp với việc massage từ giữa ngực dọc bên dưới xương quai xanh cho đến huyệt đạo này, càng phát huy hiệu quả.

▼ HUYỆT NHU HỘI

- Tác dụng: Tiêu trừ cảm giác đau bả vai, cánh tay trên và triệu chứng không thể giơ cao cánh tay.

- Vị trí: Nằm trên cánh tay, ngay chỗ lõm ở bờ vai sau, phía dưới đầu xương vai chừng ba đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Một tay người trị liêu giữ cánh tay người bệnh, đầu ngón cái của bàn tay kia ấn mạnh lên huyệt Nhu hội của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ chứng đau cơ tam giác bả vai và nhức mỏi cánh tay trên; kết hợp với việc day ấn lên huyệt đạo này sẽ giúp khắc phục tình trạng cánh tay không thể giơ cao.

▼ HUYỆT VÂN MÔN

- Tác dụng: Xúc tiến hoạt động của bả vai, giúp cánh tay vận động lên xuống dễ dàng.

- Vị trí: Nằm phía dưới đầu xương quai xanh, ở chỗ lõm sát bên ngoài khớp xương vai, cách Nhâm mạch chừng 6 đốt ngón tay.

- Phương pháp trị liệu: Một bàn tay người trị liệu đỡ lưng người bệnh, đầu các ngón tay trỏ và giữa của tay kia ấn mạnh lên huyệt Vân môn của người bệnh, có hiệu quả tiêu trừ đau nhức khớp vai cánh tay, kích thích sự hoạt động của cơ bả vai, làm cho cánh tay đưa lên xuỗng dễ dàng thuận lợi. Ấn thêm lên huyệt Trung phủ ở phía dưới huyệt Vân môn thì hiệu quả càng cao.

▼ HUYỆT TÍ NHU

- Tác dụng: Tiêu trừ đau cánh tay trên.

- Vị trí: Nằm ở đoạn cuối cơ tam giác của bả vai (cơ delta), cách khuỷu tay 7 đốt ngón tay, gần giữa và phía ngoài cánh tay trên.

- Phương pháp trị liệu: Một tay ngưòi trị liệu nắm cánh tay người bệnh, đầu ngón cái của tay kia ấn mạnh lên huyệt Tí nhu của người bệnh, làm tiêu trừ đau nhức cánh tay. Ngoài việc bấm huyệt thì việc massage, nắn bóp cánh tay từ trên xuống dưới cũng có hiệu quả tương tự.

▼ HUYỆT THIÊN TÔNG

- Tác dụng: Tiêu trừ đau nhức khi giơ cao cánh tay.

- Vị trí: Hai huyệt đối xứng qua cột sống, nằm gần chính giữa xương bả vai.


- Phương pháp trị liệu: Để người bệnh nằm sấp, hai tay dang ngang; người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước, hai bàn tay ôm hai bên sườn người bệnh, đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên tông; làm tiêu trừ triệu chứng đau đớn khi giơ cao cánh tay. Kết hợp với việc ấn lên các huyệt Khúc viên và Phách hộ trên xương vai, hiệu quả càng cao. 

iBooks

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJtvmSPaugstf6tF1pJEvi-H-EFu0VshE-nQ2xDLd2FoOFQHE2YiKbAb9XDhAj05PbalvVDpl1ANFn-Wfl3qmt-won5Zok_aEPSTmrm3xG3vULjfHUuMWW6J1zIZorQ6sWI6BHXbxmRtzt/s1600/nguyen-duy-giang.png} DỰ ÁN CHIA SẺ SÁCH {facebook#https://www.facebook.com/ernestonguyengiang} {twitter#https://twitter.com/duygiangnguyen} {google#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL} {pinterest#https://www.pinterest.com/nguyenduygiang/} {youtube#https://youtube.com/nguyenduygiang} {instagram#YOUR_SOCIAL_PROFILE_URL}
Được tạo bởi Blogger.